Lễ Phật đản 2024 là ngày bao nhiêu? Người lao động có được công ty hỗ trợ về sớm để đi lễ không?

Cho tôi hỏi Lễ Phật Đản năm là ngày bao nhiêu? Người lao động có được công ty hỗ trợ về sớm để đi lễ không? Câu hỏi của anh C.A (Bình Thuận)

Lễ Phật đản 2024 là ngày bao nhiêu?

Lễ Phật đản là ngày lễ trọng đại được Phật giáo tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh những giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật và theo đề nghị của 34 quốc gia theo Phật giáo trên thế giới, ngày 15/12/1999 Đại hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Phật đản là một lễ hội văn hóa tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp quốc (Vesak), là ngày Đại lễ kỷ niệm Đức Bổn sư Thích ca đản sinh thành đạo và nhập Niết bàn (hay còn gọi là Đại lễ Tam hợp).

Từ năm 2000 trở đi, những hoạt động kỷ niệm lễ Phật đản Liên Hiệp quốc (Vesak) sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới và được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng 5 dương lịch.

Nhằm kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngày đản sinh của Đức Phật đã được Liên hợp quốc tổ chức hàng năm là lễ hội tôn giáo thế giới nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo vì hòa bình cho nhân loại.

Chính lễ (Ngày lễ Phật đản năm 2024 chính thức): ngày 15 tháng 4 âm lịch 2024 (tức 22-5-2024 dương lịch).

Lễ Phật Đản 2024 là ngày bao nhiêu? Người lao động có được công ty hỗ trợ về sớm để đi lễ không?

Lễ Phật đản 2024 là ngày bao nhiêu? Người lao động có được công ty hỗ trợ về sớm để đi lễ không?

Người lao động có được công ty hỗ trợ về sớm để đi Lễ Phật đản không?

Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 chỉ quy định trường hợp lao động nữ được hỗ trợ về sớm trong trường hợp tại Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản, theo đó lao động nữ sẽ được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày hoặc chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng, an toàn hơn mà không bị cắt giảm tiền lương cùng các quyền và lợi ích khác.

Bên cạnh đó, tại Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ quy định:

Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:

- Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;

- Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

- Thời gian nghỉ cụ thể do NLĐ thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

Như vậy, đối với những lao động nữ đang trong thời gian hành kinh sẽ được đi về sớm không được quá 30 phút/ngày hành kinh.

Còn những trường hợp người lao động được về sớm trong trường hợp tham dự lễ hội không được pháp luật hiện hành quy định. Tuy nhiên, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về các trường hợp khác được đi trễ, về sớm hoặc thực hiện theo nội quy lao động của người sử dụng lao động.

Người lao động tham gia lễ hội cần có trách nhiệm gì?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người lao động tham gia lễ hội như sau:

Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).

Theo đó, trách nhiệm của người lao động tham gia lễ hội bao gồm

- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;

- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;

- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;

- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;

Ngoài việc chấm hành tốt những quy định trên, người lao động không đi lễ hội trong giờ hành chính. Đối với đối tượng cán bộ công chức viên chức thì không được dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).

Lễ Phật Đản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đại lễ Phật đản 2024 từ ngày nào đến ngày nào? Người lao động có được về sớm để đi lễ không?
Lao động tiền lương
Lễ Phật Đản ngày mấy âm? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Lao động tiền lương
Rằm tháng 4 có phải là ngày lễ Phật đản không? Người lao động đi làm vào ngày này được hưởng lương thế nào?
Lao động tiền lương
Đại lễ Phật đản 2024 và tuần lễ Phật đản 2024 là ngày bao nhiêu? Người lao động tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm gì?
Lao động tiền lương
Lễ Phật đản là gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày lễ này không?
Lao động tiền lương
Lễ Phật đản 2024 là ngày mấy dương lịch? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày lễ Phật đản 2024 không?
Lao động tiền lương
Tuần lễ Phật đản kéo dài mấy ngày? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào tuần lễ Phật đản không?
Lao động tiền lương
Tuần lễ Phật đản 2024 bắt đầu và kết thúc ngày nào? Tuần lễ Phật đản có phải ngày nghỉ làm hưởng nguyên lương của người lao động không?
Lao động tiền lương
Mùng 8 tháng 4 âm lịch là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Lao động tiền lương
Mùng 8 tháng 4 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương ngày nào trong tháng 4 âm lịch không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lễ Phật Đản
597 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ Phật Đản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lễ Phật Đản

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào