Lập hồ sơ giải quyết chế độ BHXH về tai nạn lao động sau khi người lao động đã về hưu thì phải chuyển hồ sơ đến cơ quan nào?
Lập hồ sơ giải quyết chế độ BHXH về tai nạn lao động sau khi người lao động đã về hưu thì phải chuyển hồ sơ đến cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 8 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định:
Giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp cá biệt
....
5. Đối với người lao động sau khi đã nghỉ việc hoặc đã về hưu người sử dụng lao động mới lập hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động trong thời gian người lao động làm việc thì người sử dụng lao động chuyển hồ sơ đến cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi người lao động đang cư trú hoặc nơi chi trả lương hưu và trong trường hợp này hồ sơ không gồm sổ bảo hiểm xã hội.
...
Như vậy, trong trường hợp người lao động sau khi đã về hưu mà người sử dụng lao động mới lập hồ sơ giải quyết chế độ BHXH về tai nạn lao động trong thời gian người lao động làm việc thì người sử dụng lao động chuyển hồ sơ đến cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi người lao động đang cư trú hoặc nơi chi trả lương hưu.
Ngoài ra, khi nộp hồ sơ giải quyết chế độ BHXH về tai nạn lao động trong trường hợp này thì người sử dụng lao động không cần phải nộp kèm theo sổ BHXH.
Lập hồ sơ giải quyết chế độ BHXH về tai nạn lao động sau khi người lao động đã về hưu thì phải chuyển hồ sơ đến cơ quan nào?
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động là gì?
Căn cứ theo Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Như vậy, điều kiện để người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động là bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do gặp tai nạn lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao đng ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
- Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
Ngoài ra, cần lưu ý, người lao động cũng sẽ không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Các trường hợp nào không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động chi trả?
Như đã đề cập bên trên, người lao đông không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Theo đó, khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động
1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
...
Như vậy, các trường hợp người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả bao gồm:
- Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
- Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
- Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?