Lao động nghèo có được Nhà nước hỗ trợ mức đóng tiền bảo hiểm y tế hay không?
Lao động nghèo có được Nhà nước hỗ trợ mức đóng tiền bảo hiểm y tế hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP bổ sung bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP như sau:
Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định này.
3. Học sinh, sinh viên.
4. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
5. Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 mà các xã này không còn trong danh sách các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Theo đó, nếu người nào thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo theo quy định pháp luật thì sẽ được nhà nước hỗ trợ đóng BHYT.
Tuy nhiên, quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
...
4. Trường hợp đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 6 Nghị định này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại các Điều 1, 2, 3 và 4 Nghị định này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; do ngân sách nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng.
...
Như vậy, người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động phải đóng bảo hiểm y tế theo mức của người lao động và người sử dụng lao động đóng và không được nhà nước hỗ trợ tiền đóng.
Lao động nghèo có được Nhà nước hỗ trợ mức đóng tiền bảo hiểm y tế hay không?
Người lao động có nhiều hợp đồng lao động phải đóng bảo hiểm y tế như thế nào?
Theo quy định khoản 3 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
...
3. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
...
Như vậy, nếu người lao động đồng thời có nhiều hợp đồng lao động thì đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
Người lao động đóng bảo hiểm y tế hiện nay bao nhiêu?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên có thể tham gia bảo hiểm y tế của nhà nước.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 về mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
...
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
...
Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay là 4,5% tiền lương tháng
Trong đó:
- Người lao động đóng 1/3 tương đương 1,5% tiền lương tháng
- Người sử dụng đóng 2/3 tương đương 3% tiền lương tháng
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008 là tiền lương được ghi trong hợp đồng lao động của người lao động.
Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương của người lao động trước khi nghỉ thai sản và mức đóng do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?