Lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước được miễn phạt tiền, cụ thể ra sao?
Lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước được miễn phạt tiền, cụ thể ra sao?
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), Bộ Tư pháp Hàn Quốc mới đây đã ra thông báo thực hiện chính sách ân hạn đối với người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước năm 2023, cụ thể:
Ngày 08/09/2023, Bộ Tự pháp Hàn Quốc đã ra thông báo thực hiện chính sách ân hạn đối với người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước năm 2023, cụ thể về chính sách trên như sau:
- Thời hạn áp dụng: từ ngày 11/09/2023 đến hết ngày 31/12/2023;
- Đối tượng áp dụng: Tất cả người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước trong thời hạn nêu trên (loại trừ các trường hợp sau: người cư trú bất hợp pháp kể từ sau ngày 11/09/2023, người nhập cư bất hợp pháp, người sử dụng hộ chiếu hoặc giấy thông hành giả, người phạm tội hình sự, người không thể thực hiện mệnh lệnh xuất cảnh,v.v.);
- Ưu đãi của chính sách: người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước trong thời hạn nêu trên sẽ được miễn phạt tiền và hoãn hạn chế nhập cảnh.
- Thủ tục khai báo tự nguyện xuất cảnh:
+ Giấy tờ cần chuẩn bị:
(1) Hộ chiếu;
(2) Vé máy bay xuất cảnh;
(3) Đơn khai báo tự nguyện xuất cảnh;
+ Cách thức khai báo:
(1) Trực tiếp đến các Văn phòng Xuất nhập cảnh tại nơi cư trú để khai báo hoặc (2) khai báo trực tuyến trên trang web Hikorea (http://hikorea.go.kr); sau đó, vào ngày xuất cảnh đến Văn phòng quản lý xuất nhập cảnh tại sân bay để được nhận xử lý miễn đóng tiền phạt và hoãn hạn chế nhập cảnh rồi xuất cảnh về nước.
- Lưu ý: Thời gian thực hiện khai báo tự nguyện xuất cảnh phải thực hiện muộn nhất trước 03 ngày xuất cảnh (không bao gồm ngày nghỉ); liên hệ tổng đài số 1345 của Bộ Tư pháp để biết thêm các thông tin chi tiết;
- Ngoài ra, song song với thời gian thực hiện chính sách lần này, Bộ Tư pháp Hàn Quốc sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung, tăng cường công tác truy bắt người nước ngoài cư trú bất hợp pháp trên toàn Hàn Quốc đợt 3 từ tháng 10/2023. Người nước ngoài cư trú bất hợp pháp bị bắt trong thời gian thực hiện chính sách nêu trên sẽ bị phạt tiền lên đến 30 triệu won và tăng thời gian cấm nhập cảnh vào Hàn Quốc.
Xem chi tiết: http://www.dolab.gov.vn/New/View2.aspx?Key=8303
Như vậy, lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước sẽ được miễn phạt tiền và hoãn hạn chế nhập cảnh (trừ một số trường hợp nêu trên)
Lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước được miễn phạt tiền, cụ thể ra sao?
Hiện nay Hàn Quốc đang ưu tiên tuyển dụng người lao động Việt Nam trong ngành nghề nào?
Căn cứ theo Thông tin được đăng tải trên trang Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê, có đề cập đến Hàn Quốc ưu tiên tuyển dụng nhân lực phần mềm Việt Nam, cụ thể như sau:
Ngày 2/7, Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Khởi nghiệp Hàn Quốc công bố kết quả cuộc khảo sát về nhân lực phần mềm của SMEs Hàn Quốc tiến hành từ 13-23/6 với 187 doanh nghiệp (DN).
Hơn 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) Hàn Quốc mong muốn tuyển dụng nhân lực phần mềm người nước ngoài, trong đó đặc biệt ưu tiên nhân lực từ Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia.
Theo đó, 75,4% DN cho biết đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ chân các kỹ sư phần mềm.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy trong số 187 DN nói trên, có 27,3% DN đã thuê kỹ sư nước ngoài. Trong khi đó, có 54,5% DN cho biết sẵn sàng tuyển dụng kỹ sư phần mềm nước ngoài thời gian tới.
Nhân lực phần mềm nước ngoài được các DN Hàn Quốc ưa thích và ưu tiên tuyển dụng là Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia với tỉ lệ lần lượt là 36,4%, 31%, 11,8% và 10,2%
Theo các DN trong cuộc khảo sát, lý do chính dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực trong lĩnh vực phần mềm ở Hàn Quốc là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nhóm kinh doanh do khoảng cách về lương với các công ty lớn và thiếu nhân lực lập trình viên cấp trung trở lên.
Xem chi tiết tại: https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-khac/2023/07/nhan-luc-phan-mem-viet-nam-duoc-dn-han-quoc-uu-tien-tuyen-dung/
Lao động Việt Nam có thể đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc thông qua các hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cụ thể như sau:
Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Như vậy, người lao động Việt Nam để tránh trường hợp lao động bất hợp pháp có thể đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc thông qua 3 hình thức hợp pháp sau đây:
- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
- Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?