Lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm những ai? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương là gì?
Ủy ban Kiểm tra Trung ương là gì?
Căn cứ theo Điều 1 Quy chế làm việc 10-QĐ/TW năm 2006 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa X quy định về chức năng và tổ chức của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương như sau:
Chức năng và tổ chức của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
1. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng; tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
2. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương bầu, gồm một số đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương và một số đồng chí ngoài Ban Chấp hành Trung ương. Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số các thành viên Uỷ ban.
Các Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Uỷ ban Kiểm tra Trung ương bầu trong số các thành viên Uỷ ban được Bộ Chính trị chuẩn y. Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm là tập thể thường trực của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Uỷ ban phân công một đồng chí Phó Chủ nhiệm Thường trực.
3. Tổ chức bộ máy cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Bộ Chính trị quy định.
Theo đó, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương là:
- Cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng;
- Tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương là gì? Lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm những ai? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 53-QĐ/TW năm 2022 quy định về tổ chức bộ máy của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương cụ thể như sau:
Tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Lãnh đạo Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm: Thủ trưởng và các phó thủ trưởng cơ quan.
- Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương là Thủ trưởng Cơ quan; các phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương là phó thủ trưởng Cơ quan; trong đó phân công đồng chí Phó Chủ nhiệm thường trực là Phó Thủ trưởng thường trực Cơ quan.
2. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm: 14 vụ, đơn vị như sau:
(1) Vụ Địa bàn I (gọi tắt là Vụ I)
(2) Vụ Địa bàn IA (gọi tắt là Vụ IA)
(3) Vụ Địa bàn II (gọi tắt là Vụ II)
(4) Vụ Địa bàn III (gọi tắt là Vụ III)
(5) Vụ Địa bàn V (gọi tắt là Vụ V)
(6) Vụ Địa bàn VI (gọi tắt là Vụ VI)
(7) Vụ Địa bàn VII (gọi tắt là Vụ VII)
(8) Vụ Địa bàn VIII (gọi tắt là Vụ VIII)
(9) Vụ Tổng hợp
(10) Vụ Tổ chức - Cán bộ
(11) Vụ Nghiên cứu
(12) Vụ Đào tạo - Bồi dưỡng
(13) Tạp chí Kiểm tra
(14) Văn phòng
...
Theo đó, lãnh đạo Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm: Thủ trưởng và các phó thủ trưởng cơ quan.
Trong đó,
- Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương là Thủ trưởng Cơ quan.
- Các phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương là phó thủ trưởng Cơ quan; trong đó phân công đồng chí Phó Chủ nhiệm thường trực là Phó Thủ trưởng thường trực Cơ quan.
Tiêu chuẩn để trở thành Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiết 2.8 tiểu mục 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020, tiêu chuẩn để trở thành Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm:
- Đảm bảo các tiêu chuẩn chung về chính trị, tư tưởng; về đạo đức, lối sống; về trình độ; về năng lực và uy tín; về sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm được quy định tại tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020.
- Có trình độ lý luận chính trị cao, hiểu biết sâu rộng và giàu kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng.
- Có kiến thức toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…
- Có năng lực tham gia hoạch định chiến lược phát triển của đất nước; cụ thể hoá và chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong lĩnh vực được phân công phụ trách; phối hợp hài hoà, hiệu quả mối quan hệ công tác giữa các ban đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; giữa Trung ương và địa phương.
- Đã tham gia Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên, đồng thời kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc phó trưởng ban đảng Trung ương hoặc cấp thứ trưởng và tương đương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?