Lạm phát là gì? Ví dụ về lạm phát? Lạm phát Việt Nam 2024 ra sao? Lạm phát ảnh hưởng tới mức lương tối thiểu của người lao động thông qua điều gì?

Lạm phát có nghĩa là gì? Một số ví dụ về lạm phát? Lạm phát Việt Nam 2024 sẽ như thế nào? Lạm phát ảnh hưởng tới mức lương tối thiểu của người lao động thông qua điều gì?

Lạm phát là gì? Ví dụ về lạm phát?

Lạm phát là hiện tượng tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, dẫn đến sự mất giá trị của đồng tiền. Khi lạm phát xảy ra, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây.

Ví dụ về lạm phát:

- Giá thực phẩm: Năm 2010, một bát phở có giá khoảng 15.000 VNĐ. Đến năm 2024, giá của bát phở tương tự đã tăng lên 35.000 VNĐ.

- Giá vé xem phim: Năm 2010, giá vé xem phim là 30.000 VNĐ. Đến năm 2023, giá vé trung bình đã tăng lên 65.000 VNĐ.

- Giá mì tôm: Trước đây, một gói mì tôm có giá 3.500 VNĐ. Đến năm 2024, giá của gói mì tôm đó đã tăng lên 5.000 VNĐ.

Lạm phát có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, như lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy, hoặc lạm phát tiền tệ.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Lạm phát là gì? Ví dụ về lạm phát? Lạm phát Việt Nam 2024 ra sao? Lạm phát ảnh hưởng tới mức lương tối thiểu của người lao động thông qua điều gì?

Lạm phát là gì? Ví dụ về lạm phát? Lạm phát Việt Nam 2024 ra sao? Lạm phát ảnh hưởng tới mức lương tối thiểu của người lao động thông qua điều gì? (Hình từ Internet)

Lạm phát Việt Nam 2024 ra sao?

Ngày 10/07/2024, Nghị quyết 108/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương được ban hành. Trong đó có nội dung về tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024.

Theo Mục I Nghị quyết 108/NQ-CP năm 2024 quy định thì thời gian tới, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, tình hình thế giới dự báo tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, rủi ro gia tăng. Ở trong nước, khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn thời cơ, thuận lợi.

Trước tình hình đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tập trung triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực theo Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, nhất là Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2024, Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2024, Nghị quyết 93/NQ-CP năm 2024 và các Nghị quyết Phiên họp của Chính phủ, các chỉ đạo thường xuyên của Thủ tướng Chính phủ; nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm ở mức cận trên từ 6,5 - 7%, giảm lạm phát dưới 4,5% và thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KTXH của năm 2024, tạo nền tảng thuận lợi và giữ đà, giữ nhịp phát triển cho năm 2025; trong đó, chú trọng thực hiện hiệu quả 10 nội dung trọng tâm sau:

(1) Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế;

(2) Quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia;

(3) Đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các công trình, dự án quan trọng quốc gia;

(4) Chú trọng thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh;

(5) Tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số quốc gia;

(6) Chú trọng hơn nữa các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, giáo dục, y tế, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân;

(7) Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; triển khai chu đáo, thực chất, hiệu quả các hoạt động đối ngoại; quyết liệt thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí;

(8) Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận xã hội;

(9) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của Chính phủ;

(10) Về nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan, địa phương: Từng bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện các nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 108/NQ-CP năm 2024.

Như vậy, lạm phát Việt Nam 2024 đặt mục tiêu kiểm soát giảm lạm phát xuống dưới 4,5% và thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KTXH của năm 2024, tạo nền tảng thuận lợi và giữ đà, giữ nhịp phát triển cho năm 2025.

Lạm phát ảnh hưởng tới mức lương tối thiểu của người lao động thông qua điều gì?

Theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Theo đó mức lương tối thiểu nói chung và mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh dựa trên các căn cứ sau:

- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;

- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;

- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;

- Quan hệ cung, cầu lao động;

- việc làm và thất nghiệp;

- Năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Có thể thấy lạm phát sẽ ảnh hưởng nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế,...do đó lạm phát cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động để phù hợp với nền kinh tế - xã hội.

Lạm phát Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Lạm phát là gì? Ví dụ về lạm phát? Lạm phát Việt Nam 2024 ra sao? Lạm phát ảnh hưởng tới mức lương tối thiểu của người lao động thông qua điều gì?
Lao động tiền lương
Việt Nam đặt mục tiêu giảm lạm phát xuống 4,5% năm 2024 đúng không? Mức lương tối thiểu của người lao động chịu ảnh hưởng bởi lạm phát ra sao?
Lao động tiền lương
Mục tiêu giảm lạm phát trong năm 2024 của Việt Nam ra sao? Lạm phát ảnh hưởng tới mức lương tối thiểu của người lao động Việt Nam như thế nào?
Lao động tiền lương
Lạm phát là gì? Xu hướng lạm phát trong 7 tháng đầu năm 2023 ra sao và có ảnh hưởng tới lương người lao động không?
Lao động tiền lương
Lạm phát Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 tăng bao nhiêu? Lạm phát có ảnh hưởng tới mức lương tối thiểu của người lao động không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lạm phát Việt Nam
2,254 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lạm phát Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lạm phát Việt Nam

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào