Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 năm 2024 có những hoạt động nào? Nhà giáo đã nghỉ hưu được tham gia hay không?
Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 năm 2024 có những hoạt động nào?
>> Lịch âm tháng 12 năm 2024 chi tiết, đầy đủ?
>> Ngày 23 tháng 11 là ngày đặc biệt gì ở Việt Nam?
>> 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không?
>> Ngày Black Friday có ý nghĩa gì? Black Friday có bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 về ngày Nhà giáo Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy định như sau:
Điều 1.- Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Theo đó, từ năm 1982 đã chính thức lấy ngày 20 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Tính đến năm 2024 thì sẽ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11.
Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) có rất nhiều hoạt động ý nghĩa và thiết thực diễn ra trên khắp cả nước. Một số hoạt động nổi bật có thể bao gồm:
- Tuyên dương nhà giáo tiêu biểu: Tại nhiều tỉnh thành như Bắc Ninh và Vĩnh Long, các nhà giáo tiêu biểu được vinh danh vì những đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục.
- Phong trào thi đua và các hoạt động văn hóa, thể thao: Nhiều trường học và cơ sở giáo dục tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Phong trào "Nói không với quà tặng": Không tổ chức tiếp khách và nhận hoa, quà chúc mừng để tập trung vào các hoạt động ý nghĩa hơn.
- Gặp mặt truyền thống: Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức các buổi gặp mặt truyền thống để tôn vinh các thầy cô giáo, đặc biệt là những người đã nghỉ hưu hoặc có hoàn cảnh khó khăn.
- Chương trình văn nghệ 20 11 và thể thao: Các hoạt động văn nghệ, thể thao như giải bóng đá, hội thi văn nghệ được tổ chức nhằm tạo không khí vui tươi, gắn kết giữa các thầy cô và học sinh.
- Tuyên truyền và giáo dục: Các hoạt động tuyên truyền về truyền thống "Tôn sư trọng đạo" và vai trò của giáo dục trong xã hội cũng được đẩy mạnh
Những hoạt động này không chỉ tôn vinh các thầy cô giáo mà còn khơi dậy tinh thần yêu nghề, giữ gìn đạo đức nhà giáo và đề cao sự cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Tuy nhiên, sẽ tùy vào tình hình từng địa phương, mỗi nhà trường mà sẽ có các hoạt động vụ thể khác.
Trên đây là thông tin về "Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 năm 2024 có những hoạt động nào?" chỉ mang tính chất tham khảo.
Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 năm 2024 có những hoạt động nào? Nhà giáo đã nghỉ hưu được tham gia hay không? (Hình từ Internet)
Nhà giáo đã nghỉ hưu được tham gia các hoạt động 20 11 không?
Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 về ngày Nhà giáo Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy định như sau:
Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.
Như vậy, ngày 20 11 thì các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.
Đây không phải là quy định bắt buộc mà sẽ tùy thuộc vào chính sách, quy định của mỗi nhà trường sẽ quyết định cho giáo viên nghỉ hoặc không.
Theo quy định trên, tùy vào chính sách của mỗi nhà trường, mỗi địa phương mà sẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11. Nhà trường sẽ sắp xếp lịch giảng dạy, cho giáo viên nghỉ làm để tham gia hoạt động chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11.
Thông thường các hoạt động được tổ chức sẽ mời các nhà giáo đã nghỉ hưu tham dự, cùng nhau chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11. Nhiều trường học và cơ sở giáo dục thường tổ chức các buổi gặp mặt truyền thống, tri ân và tôn vinh các thầy cô giáo đã nghỉ hưu. Đây là dịp để các thầy cô gặp gỡ, ôn lại kỷ niệm và chia sẻ kinh nghiệm với các thế hệ giáo viên trẻ.
Tuổi nghỉ hưu của nhà giáo là viên chức hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 46 Luật Viên chức 2010 quy định về chế độ hưu trí đối với viên chức như sau:
Chế độ hưu trí
1. Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.
....
Theo đó, tuổi nghỉ hưu của giáo viên là viên chức theo quy định hiện nay được thực hiện theo Bộ luật Lao động 2019.
Và căn cứ theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
Tuổi nghỉ hưu
...
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, tuổi nghỉ hưu của giáo viên là viên chức hiện nay trong điều kiện lao động bình thường là 61 tuổi đối với giáo viên nam, 56 tuổi 4 tháng đối với giáo viên nữ.
Lưu ý:
- Giáo viên là viên chức bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Giáo viên là viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?