Khuyến cáo đối với thử nghiệm môđun PV của loạt sản xuất theo TCVN 12232-2:2018 là gì?

Cho tôi hỏi khuyến cáo đối với thử nghiệm môđun PV của loạt sản xuất theo TCVN 12232-2:2018 là gì? Câu hỏi của anh V.N (Đồng Nai).

Quy định chung của khuyến cáo đối với thử nghiệm môđun PV của loạt sản xuất theo TCVN 12232-2:2018 là gì?

Căn cứ theo Phụ lục A ban hành kèm theo TCVN 12232-2:2018 có quy định chung của khuyến cáo đối với thử nghiệm môđun PV của loạt sản xuất như sau:

Phụ lục này đưa ra hướng dẫn xác nhận rằng các môđun PV của loạt sản xuất tiếp tục đáp ứng các yêu cầu an toàn tối thiểu của tiêu chuẩn này. Trong trường hợp có thể, được phép thực hiện các phép đo trên dây chuyền sản xuất trên cơ sở thời gian. Các thử nghiệm này được hiểu là các khuyến cáo và có thể được thay bằng các quy trình thử nghiệm khác mà có thể cho cùng thông tin.

Phải có các điều khoản để nắm bắt lỗi của cơ cấu chỉ thị do thiết bị hoạt động sai.

Các khuyến cáo này có thể được sử dụng để hài hòa việc giám sát nhà máy liên quan đến phép đo trên dây chuyền sản xuất.

Thông tin từ các thử nghiệm dây chuyền sản xuất có thể được yêu cầu khi giám sát nhà máy của tổ chức chứng nhận.

Khuyến cáo đối với thử nghiệm môđun PV của loạt sản xuất theo TCVN 12232-2:2018 là gì?

Khuyến cáo đối với thử nghiệm môđun PV của loạt sản xuất theo TCVN 12232-2:2018 là gì?

Khuyến cáo đối với thử nghiệm môđun PV của loạt sản xuất theo TCVN 12232-2:2018 là gì?

Căn cứ theo Phụ lục A ban hành kèm theo TCVN 12232-2:2018 có quy định một số khuyến cáo như sau:

Công suất ra của môđun

Công suất điện ra cần được xác nhận trên cấu hình đi dây cuối cùng trên cơ sở 100 %. Kết quả từ phép đo đường cong I-V cũng có thể được sử dụng để xác nhận thông số dòng điện và điện áp nằm trong quy định kỹ thuật. Tất cả các giá trị sản xuất của Isc và Voc phải được bao trùm bởi dung sai của sản phẩm đạt chất lượng theo bộ TCVN 12232 (IEC 61730). Hiệu quả ổn định có thể có phải được xem xét nếu có thể có thay đổi của Isc và Voc khi vận hành dưới ánh sáng mặt trời. Thử nghiệm này cũng xác nhận rằng điốt rẽ nhánh không bị nối tắt.

Thử nghiệm cách điện ướt

Thử nghiệm này xác nhận rằng các đặc tính cách điện của bề mặt bên ngoài của các môđun PV của loạt sản xuất đáp ứng các yêu cầu về an toàn điện của tiêu chuẩn này.

Thử nghiệm được thực hiện theo MST 17 và được thực hiện với tỷ lệ lấy mẫu ít nhất 1 môđun PV của mỗi tấm nhiều lớp cho mỗi ca làm việc. Các mẫu thử nghiệm phải được đặt sang một bên cho đến khi tất cả các chất gắn kín đã được bố trí (có tính đến thời gian hong khô) và sau đó được thử nghiệm theo lô sau đó.

Tỷ lệ lấy mẫu có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào kết quả đo.

Điện áp thử nghiệm dựa trên định nghĩa ở thử nghiệm MST 17 bao gồm một hệ số Y.

UTHỬ NGHIỆM = USYS × Y

Y = 1 được sử dụng với thời gian thử nghiệm tối thiểu 1 min. Y = 1,2 được sử dụng với thời gian thử nghiệm tối thiểu trong 5 s. Thời gian tăng đối với điện áp thử nghiệm được chọn sao cho không xảy ra phóng điện đánh thủng trong bất kỳ thời gian nào. Trong quá trình thử nghiệm, không xảy ra phóng điện đánh thủng ở điện áp thử nghiệm.

Phạm vi nhiệt độ của nước từ 15 °C đến 45 °C. Dòng điện rò phải được hiệu chỉnh ở 25 °C sử dụng hệ số hiệu chỉnh đã được chứng minh cho môđun PV, được xác định cho từng loại môđun PV.

Đối với thiết kế môđun PV không có khung, nên sử dụng tỷ lệ lấy mẫu 100 % (ví dụ, để lọc hỏng hóc do vỡ trên dây chuyền sản xuất trước khi đóng hộp) như một phần của các thử nghiệm cuối cùng về môđun trước khi dán nhãn.

Đối với các môđun PV có mối ghép gắn kín, nên sử dụng tỷ lệ lấy mẫu 100 %. UTHỬ NGHIỆM phải được tăng 1,35 lần theo yêu cầu của TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016), 5.6.3.4.

Kiểm tra bằng mắt

Kiểm tra bằng mắt được thực hiện trên cơ sở 100 % nhằm xác nhận rằng khe hở không khí (khoảng cách của các bộ phận mang điện đến các cạnh môđun PV) nằm trong quy định kỹ thuật của sản phẩm. Khuyến nghị thực hiện việc kiểm tra này trước quá trình tạo khung, nếu áp dụng.

Phải đặc biệt cẩn thận nếu mối ghép gắn kín được sử dụng để cách điện. Môđun PV sử dụng các mối ghép gắn kín phải được kiểm tra dọc theo tất cả các cạnh và các khu vực có mối ghép gắn kín trên cơ sở 100 % nhằm xác nhận các tiêu chí kiểm tra bằng mắt khoảng cách giữa các mối ghép gắn kín như xác định ở 10.2.3 c) được đáp ứng.

Điốt rẽ nhánh

Kiểm tra xác nhận hoạt động đúng của điốt rẽ nhánh được thực hiện trên tỷ lệ lấy mẫu 100 %.

Có thể áp dụng ba phương pháp thử nghiệm thay thế:

a) Thực hiện các phép đo I-V bổ sung liên tiếp cùng với xác định công suất lớn nhất với một tế bào của từng chuỗi trong mạch liên kết được che phủ hoàn toàn. Điốt rẽ nhánh thuộc chuỗi hoạt động đúng nếu đặc tính uốn ở đường cong I-V được tuân thủ.

b) Thử nghiệm độ dẫn điện có thể được thực hiện với các đầu nối của môđun PV được nối ngược cực tính đến nguồn dòng điện. Luồng dòng điện và điện áp rơi trên các đầu nối của môđun PV có thể được sử dụng làm chỉ báo rằng các điốt này hoạt động đúng.

c) Các đặc tính I-V của tất cả các điốt có thể được xác nhận ngay trước khi lắp ráp chúng. Nếu điốt rẽ nhánh nằm trong hộp kết nối thì việc này có thể được thực hiện thông qua phép đo tại các đầu nối tương ứng của hộp kết nối. Điều kiện trước hết cho phương pháp thứ hai là một kế hoạch thích hợp để giảm thiểu ảnh hưởng có thể có của phóng tĩnh điện trên các điốt trong sản xuất.

CHÚ THÍCH: Quy trình kiểm tra xác nhận điốt rẽ nhánh có thể là MQT 18.2 của TCVN 6781-2 (IEC 61215-2) và IEC TS 62916.

Thử nghiệm tính liên tục của liên kết đẳng thế

Các môđun PV được cung cấp một đấu nối cho liên kết đẳng thế phải chịu thử nghiệm tính liên tục của liên kết đẳng thế (MST 13). Với tỷ lệ lấy mẫu là 1 môđun PV cho một trạm khung trên mỗi ca làm việc chứng minh sự liên tục về điện giữa đấu nối đất và tất cả các bộ phận dẫn điện tiếp cận được. Bất kỳ cơ cấu chỉ thị thích hợp nào cũng có thể được sử dụng (nguồn cung cấp dòng điện kết hợp với phép đo dòng điện và điện áp).

Môđun PV không có khung hoặc vị trí liên kết đẳng thế được xác định không phải thực hiện theo yêu cầu này.

Báo cáo thử nghiệm theo TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2:2016) về An toàn của môđun quang điện ra sao?

Căn cứ theo Mục 7 TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2:2016) về An toàn của môđun quang điện (PV) - Phần 2: Yêu cầu thử nghiệm, có quy định về báo cáo thử nghiệm như sau:

Kết quả đánh giá theo TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1) và TCVN 12232-2:2018 (IEC 61730-2) phải được trình bày trong một báo cáo thử nghiệm kết hợp hoặc hai báo cáo thử nghiệm riêng rẽ theo TCVN ISO/IEC 17025. Bình thường, các kết quả phải được ghi vào báo cáo thử nghiệm và bao gồm tất cả các thông tin mà khách hàng yêu cầu và cần thiết cho việc giải thích thử nghiệm và tất cả thông tin theo yêu cầu của phương pháp được sử dụng:

- tiêu đề;

- tên và địa chỉ của phòng thử nghiệm và vị trí nơi tiến hành thử nghiệm;

- nhận dạng duy nhất của báo cáo thử nghiệm và của từng trang;

- tên và địa chỉ của khách hàng, nếu thích hợp;

- mô tả và nhận biết mẫu thử nghiệm;

- đặc trưng và điều kiện của mẫu thử nghiệm;

- ngày nhận mẫu thử nghiệm và các ngày thực hiện thử nghiệm, nếu có;

- nhận dạng phương pháp thử nghiệm được sử dụng;

- viện dẫn đến quy trình lấy mẫu, nếu liên quan;

- bất kỳ sai khác nào, thêm hoặc bớt so với phương pháp thử nghiệm và bất kỳ thông tin nào khác liên quan đến các thử nghiệm cụ thể, ví dụ như điều kiện môi trường hoặc phương pháp hoặc quy trình thử nghiệm;

- phép đo, kiểm tra và kết quả thu được được hỗ trợ bằng bảng, đồ thị, bản phác thảo và hình ảnh khi thích hợp bao gồm điện áp cao nhất của hệ thống, cấp theo IEC 61140, kỹ thuật lắp và sự cố bất kỳ quan sát được;

- công bố thử nghiệm điện áp xung đã được thực hiện trên môđun PV hay tấm nhiều lớp (môđun PV không có khung);

- công bố độ không đảm bảo đo đã được ước lượng của kết quả đo (nếu liên quan);

- chữ ký và chức vụ hoặc nhận dạng tương đương của (những) người có trách nhiệm chấp nhận nội dung của báo cáo và ngày cấp;

- khi thích hợp, công bố về hiệu lực của các kết quả chỉ liên quan đến các mẫu đã được thử nghiệm;

- công bố rằng báo cáo này không được sao chép lại mà không có sự phê chuẩn bằng văn bản của phòng thử nghiệm, ngoại trừ dưới dạng đầy đủ.

Bản sao của báo cáo này phải được nhà chế tạo giữ để tham khảo.

Môđun PV
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Khuyến cáo đối với thử nghiệm môđun PV của loạt sản xuất theo TCVN 12232-2:2018 là gì?
Lao động tiền lương
Kiểm tra sự phù hợp với đấu nối điện của môđun PV như thế nào?
Lao động tiền lương
Bộ phận kết cấu có thể điều chỉnh của môđun PV phải được trang bị những gì?
Lao động tiền lương
Có yêu cầu về cách điện đối với môđun PV cấp 3 hay không?
Lao động tiền lương
Dây dẫn bên trong của môđun PV phải đáp ứng yêu cầu gì?
Lao động tiền lương
Môđun PV cấp 2 được lắp đặt tại đâu?
Lao động tiền lương
Ai được phép tiếp cận với môđun PV cấp 0?
Lao động tiền lương
Đấu nối điện của môđun PV phải được thiết kế như thế nào?
Lao động tiền lương
Môđun PV cấp 0 được thiết kế để ứng dụng trong khu vực nào?
Lao động tiền lương
Yêu cầu về cách điện đối với môđun PV cấp 2 như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Môđun PV
342 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Môđun PV

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Môđun PV

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào