Không thực hiện chế độ tập sự, công chức có phải tham gia khóa bồi dưỡng quản lý Nhà nước hay không?
Công chức tập sự được hưởng những chế độ phụ cấp nào?
Công chức tập sự được hưởng những chế độ phụ cấp sau đây:
(1) Đối với phụ cấp khu vực:
Căn cứ Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT quy định công chức tập sự được hưởng mức phụ cấp khu vực như sau:
Gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung; mức 1,0 chỉ áp dụng đối với những hải đảo đặc biệt khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.
Mức tiền phụ cấp khu vực được tính theo công thức sau:
Mức tiền phụ cấp khu vực = Hệ số phụ cấp khu vực x Mức lương tối thiểu chung (hiện nay là mức lương cơ sở)
(2) Đối với phụ cấp độc hại:
Căn cứ Thông tư 07/2005/TT-BNV quy định công chức tập sự cũng được phụ cấp độc hại nếu làm việc trực tiếp ở nơi độc hại nguy hiểm mà yếu tố độc hại nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào hệ số lương.
Gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung (mức lương cơ sở).
(3) Đối với phụ cấp trách nhiệm công việc:
Căn cứ Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định phụ cấp trách nhiệm công việc cũng được áp dụng đối với công chức đang trong thời gian tập sự thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ nhiệm (không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo).
Phụ cấp trách nhiệm công việc gồm 4 mức: 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1 so với mức lương tối thiểu chung (mức lương cơ sở).
(4) Đối với phụ cấp lưu động:
Căn cứ Thông tư 06/2005/TT-BNV quy định phụ cấp lưu động cũng được áp dụng đối với công chức đang trong thời gian tập sự thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở, điều kiện sinh hoạt không ổn định.
Phụ cấp lưu động gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiếu chung (mức lương cơ sở).
(5) Đối với phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
Căn cứ Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định công chức tập sự trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp xã đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cũng thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Được hưởng các phụ cấp sau: Phụ cấp thu hút, Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Phụ cấp ưu đãi theo nghề, Phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số.
Không thực hiện chế độ tập sự, công chức có phải tham gia khóa bồi dưỡng quản lý Nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Mọi công chức tập sự đều được bổ nhiệm vào ngạch công chức sau khi hoàn thành chế độ tập sự đúng không?
Tại Điều 23 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với người hoàn thành chế độ tập sự
1. Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định này; người hướng dẫn tập sự phải nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự bằng văn bản. Các văn bản này được gửi người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức.
2. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của người tập sự và nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn tập sự, người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu, người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức có văn bản đề nghị người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương cho công chức được tuyển dụng.
Như vậy, không phải mọi công chức sau khi hoàn thành chế độ tập sự đều được bỏ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng.
Người hướng dẫn tập sự phải nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự và gửi báo cáo đến người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức.
Trải qua giai đoạn thẩm định một lần nữa, nếu người tập sự công chức đạt yêu cầu, người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức có văn bản đề nghị người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương cho công chức được tuyển dụng.
Không thực hiện chế độ tập sự, công chức có phải tham gia khóa bồi dưỡng quản lý Nhà nước hay không?
Tại khoản 5 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Chế độ tập sự
...
5. Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của ngạch được tuyển dụng quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các trường hợp không thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng công chức phải cử tham gia khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch công chức trước khi bổ nhiệm.
6. Không điều động, bố trí, phân công công tác đối với người được tuyển dụng đang trong thời gian thực hiện chế độ tập sự sang vị trí việc làm khác vị trí được tuyển dụng ở trong cùng cơ quan, tổ chức hoặc sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
Theo đó, các trường hợp không phải thực hiện chế độ tập sự của công chức bao gồm:
- Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành;
- Được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo, đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của ngạch được tuyển dụng.
Tuy nhiên, những đối tượng này bắt buộc phải tham gia khóa bồi dưỡng quản lý Nhà nước để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch công chức trước khi bổ nhiệm.
Như vậy, có thể thấy, dù không phải tập sự hay phải tập sự, công chức mới được tuyển dụng đều phải tham gia khóa bồi dưỡng quản lý Nhà nước để hoàn chỉnh tiêu chuẩn của ngạch công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?