Không thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi việc người sử dụng lao động không thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì bị xử lý như thế nào? Câu hỏi từ chị Miên (Hà Giang).

Ai có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động?

Căn cứ Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động như sau:

Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.

Theo đó, khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải cung cấp những thông tin sau:

- Công việc;

- Địa điểm làm việc;

- Điều kiện làm việc;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- An toàn, vệ sinh lao động;

- Tiền lương, hình thức trả lương;

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

- Quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ;

- Vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.

Như vậy, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động biết khi giao kết hợp đồng lao động.

Không thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì bị xử lý như thế nào?

Không thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Không thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông tin cho người lao động về một trong các nội dung sau: tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; các yếu tố nguy hiểm, có hại; các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
b) Không tổ chức nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;
c) Không có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

Như vậy hành vi không thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì bị xử phạt với mức phạt tiền như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức.

Người sử dụng lao động phải thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng được thực hiện bao lâu một lần?

Căn cứ Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng như sau:

Thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
1. Người sử dụng lao động phải thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng tại cơ sở của mình và định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
2. Định kỳ 06 tháng, hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 34 của Luật này với Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo các vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng được thống kê, báo cáo theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
a) Báo cáo nhanh các vụ tai nạn lao động chết người, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn;
b) Định kỳ 06 tháng, hằng năm, gửi báo cáo tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và công tác an toàn lao động trên địa bàn.
4. Định kỳ 06 tháng, hằng năm, Bộ Y tế thống kê các trường hợp người bị tai nạn lao động khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức, hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; tổ chức xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về an toàn lao động trong phạm vi cả nước.

Theo đó, người sử dụng lao động phải thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng tại cơ sở của mình và định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Đi đến trang Tìm kiếm - Tai nạn lao động
1,447 lượt xem
Tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động có phải là hành vi bị nghiêm cấm?
Lao động tiền lương
Lập hồ sơ giải quyết chế độ BHXH về tai nạn lao động sau khi người lao động đã về hưu thì phải chuyển hồ sơ đến cơ quan nào?
Lao động tiền lương
Công ty phải chịu trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn lao động?
Lao động tiền lương
Công ty có phải thanh toán toàn bộ chi phí y tế cho người lao động bị tai nạn lao động không tham gia BHYT?
Lao động tiền lương
Công ty không tạm ứng chi phí y tế cho người lao động bị tai nạn lao động không tham gia BHYT bị xử phạt thế nào?
Lao động tiền lương
Thời hạn bồi thường cho người bị tai nạn lao động là bao lâu?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa thì có bị phạt không?
Lao động tiền lương
Có phải mở sổ thống kê tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở kinh doanh không?
Lao động tiền lương
Công ty có phải thanh toán chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả cho người lao động bị tai nạn lao động không?
Lao động tiền lương
Có được xem là tai nạn lao động đối với trường hợp thử việc bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào