Không hành nghề đấu giá tài sản liên tục trong bao lâu sẽ bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá?
Đấu giá tài sản là gì?
Căn cứ theo Lời nói đầu của Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BTP quy định như sau:
Lời nói đầu
Đấu giá tài sản là một trong những hình thức bán tài sản phổ biến trong nền kinh tế thị trường nhằm tối đa hóa giá trị tài sản của người có tài sản đấu giá. Bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, đấu giá viên góp phần vào việc xử lý tài sản công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, đặc biệt là tài sản Nhà nước và tài sản mà theo quy định của pháp luật phải xử lý dưới hình thức đấu giá.
Với đặc thù là một nghề bổ trợ tư pháp, ngoài việc tuân thủ pháp luật, đấu giá viên còn phải tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong quá trình hành nghề.
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên quy định các chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử của đấu giá viên trong hành nghề đấu giá, là cơ sở để đấu giá viên tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong hành nghề và trong đời sống xã hội nhằm nâng cao trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp của đấu giá viên, nâng cao uy tín của hoạt động đấu giá tài sản trong xã hội.
Theo đó, đấu giá tài sản là một trong những hình thức bán tài sản phổ biến trong nền kinh tế thị trường nhằm tối đa hóa giá trị tài sản của người có tài sản đấu giá.
Bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, đấu giá viên góp phần vào việc xử lý tài sản công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, đặc biệt là tài sản Nhà nước và tài sản mà theo quy định của pháp luật phải xử lý dưới hình thức đấu giá.
Không hành nghề đấu giá tài sản liên tục trong bao lâu sẽ bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá? (Hình từ Internet)
Không hành nghề đấu giá tài sản liên tục trong bao lâu sẽ bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá?
Căn cứ theo Điều 16 Luật Đấu giá tài sản 2016 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 quy định như sau:
Thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá
1. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá bị thu hồi Chứng chỉ trong những trường hợp sau:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 15 của Luật này;
b) Không hành nghề đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do vi phạm quy định tại các điểm b, c hoặc đ1 khoản 1 Điều 9 của Luật này;
d) Thôi hành nghề theo nguyện vọng;
đ) Bị tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố là đã chết.
...
Theo đó, đấu giá viên không hành nghề đấu giá tài sản liên tục trong 02 năm liên tục sẽ bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá, trừ trường hợp bất khả kháng.
Nghĩa vụ của đấu giá viên là gì?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Đấu giá tài sản 2016 được sửa đổi bởi điểm a khoản 13 Điều 1, được bổ sung bởi điểm b khoản 13 Điều 1, có cụm từ này bị thay thế bởi điểm b, c, l, q khoản 45 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đấu giá viên
1. Đấu giá viên có các quyền sau đây:
a) Hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
b) Trực tiếp điều hành phiên đấu giá; xử lý các tình huống phát sinh tại phiên đấu giá bảo đảm nguyên tắc theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
c) Truất quyền tham dự phiên đấu giá của người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này;
d) Dừng phiên đấu giá khi phát hiện có hành vi thông đồng, dìm giá hoặc gây rối, mất trật tự tại phiên đấu giá và thông báo cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản;
đ) Điều hành phiên đấu giá theo hợp đồng giữa Hội đồng đấu giá tài sản với tổ chức hành nghề đấu giá tài sản nơi đấu giá viên hành nghề trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng thực hiện hoặc tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức tự đấu giá;
e) Hướng dẫn, giám sát việc tập sự của người tập sự hành nghề đấu giá;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Đấu giá viên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản quy định tại Luật này;
b) Tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tổ chức hành nghề đấu giá tài sản về phiên đấu giá do mình thực hiện;
d) Chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự hành nghề đấu giá mà mình hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật này;
đ) Tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
đ1) Tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đấu giá theo quy định;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nghĩa vụ của đấu giá viên như sau:
- Tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản quy định tại Luật này;
- Tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tổ chức hành nghề đấu giá tài sản về phiên đấu giá do mình thực hiện;
- Chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự hành nghề đấu giá mà mình hướng dẫn thực hiện;
- Tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định;
- Tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đấu giá theo quy định;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chốt lịch chi trả lương hưu tháng 1, tháng 2/2025 nhận gộp vào ngày nào?
- Chỉ thị mới về chính sách cải cách tiền lương của cán bộ, công chức viên chức: Cần tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên có đúng không?
- Khi nào thì chính thức tăng lương hưu cho người lao động?