Không gian mạng quốc gia là gì? Tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng ra sao?

Theo quy định hiện hành không gian mạng quốc gia là gì? Tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng ra sao?

Không gian mạng quốc gia là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 thì không gian mạng quốc gia là không gian mạng do Chính phủ xác lập, quản lý và kiểm soát.

Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật để tạo lập, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên không gian mạng quốc gia, bao gồm:

- Hệ thống truyền dẫn bao gồm hệ thống truyền dẫn quốc gia, hệ thống truyền dẫn kết nối quốc tế, hệ thống vệ tinh, hệ thống truyền dẫn của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng;

- Hệ thống các dịch vụ lõi bao gồm hệ thống phân luồng và điều hướng thông tin quốc gia, hệ thống phân giải tên miền quốc gia (DNS), hệ thống chứng thực quốc gia (PKI/CA) và hệ thống cung cấp dịch vụ kết nối, truy cập Internet của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng;

- Dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm dịch vụ trực tuyến; ứng dụng công nghệ thông tin có kết nối mạng phục vụ quản lý, điều hành của cơ quan, tổ chức, tập đoàn kinh tế, tài chính quan trọng; cơ sở dữ liệu quốc gia.

Dịch vụ trực tuyến bao gồm chính phủ điện tử, thương mại điện tử, trang thông tin điện tử, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội, blog;

- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của đô thị thông minh, Internet vạn vật, hệ thống phức hợp thực - ảo, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh và hệ thống trí tuệ nhân tạo.

Không gian mạng quốc gia là gì? Tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng ra sao?

Không gian mạng quốc gia là gì? Ai được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ an ninh mạng? (Hình từ Internet)

Tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng ra sao?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Luật An ninh mạng 2018 quy định như sau:

Tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng
1. Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, sức khỏe, trình độ, kiến thức về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, công nghệ thông tin, có nguyện vọng thì có thể được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ an ninh mạng.
2. Ưu tiên đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng có chất lượng cao.
3. Ưu tiên phát triển cơ sở đào tạo an ninh mạng đạt tiêu chuẩn quốc tế; khuyến khích liên kết, tạo cơ hội hợp tác về an ninh mạng giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, trong nước và ngoài nước.

Theo đó, công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, sức khỏe, trình độ, kiến thức về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, công nghệ thông tin, có nguyện vọng thì có thể được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ an ninh mạng.

Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện công việc gì khi điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Trình tự, thủ tục ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
...
2. Điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng:
a) Đánh giá, quyết định phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
b) Điều hành công tác ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
c) Chủ trì tiếp nhận, thu thập, xử lý, trao đổi thông tin về ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
d) Huy động, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan tham gia ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng trong trường hợp cần thiết;
đ) Chỉ định đơn vị đầu mối phối hợp với các đơn vị chức năng của các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế trong hoạt động ứng phó, xử lý các sự cố liên quốc gia trên cơ sở thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
e) Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện của các đơn vị liên quan ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
g) Lập biên bản quá trình ứng cứu sự cố an ninh mạng.
3. Tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp, hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố theo sự điều phối của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
4. Trường hợp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet bố trí mặt bằng, cổng kết nối và các biện pháp kỹ thuật cần thiết để Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh mạng. Thủ tục, quy trình cụ thể, doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an thực hiện.

Theo đó, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng phải thực hiện những công việc sau khi điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng:

- Đánh giá, quyết định phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;

- Điều hành công tác ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;

- Chủ trì tiếp nhận, thu thập, xử lý, trao đổi thông tin về ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;

- Huy động, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan tham gia ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng trong trường hợp cần thiết;

- Chỉ định đơn vị đầu mối phối hợp với các đơn vị chức năng của các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế trong hoạt động ứng phó, xử lý các sự cố liên quốc gia trên cơ sở thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện của các đơn vị liên quan ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;

- Lập biên bản quá trình ứng cứu sự cố an ninh mạng.

Thuật ngữ pháp lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thu nhập là gì, thu nhập cá nhân là gì? Thu nhập và lương khác nhau như thế nào?
Lao động tiền lương
Dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng là gì? HĐLĐ có cần thông tin tài khoản ngân hàng của NLĐ không?
Lao động tiền lương
Không gian mạng quốc gia là gì? Tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng ra sao?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm là gì? Ví dụ về người có trách nhiệm cuộc sống nói chung và trong công việc nói riêng?
Lao động tiền lương
Thu nhập thụ động là gì, ví dụ? Cách tạo thu nhập thụ động cho người lao động ra sao?
Lao động tiền lương
Khái niệm thương hiệu là gì, ví dụ về thương hiệu? Xây dựng thương hiệu tuyển dụng thông qua các bước nào?
Lao động tiền lương
Lợi nhuận gộp là gì, ví dụ? Lợi nhuận gộp công thức như thế nào? Doanh nghiệp không thưởng tết cho nhân viên do lợi nhuận gộp thấp có được không?
Lao động tiền lương
Kiểm tra, giám sát là gì, ví dụ về giám sát? Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng là trách nhiệm của ai?
Lao động tiền lương
Danh nhân là gì? Các danh nhân Việt Nam gồm những ai? Vai trò danh nhân đối với người lao động thế nào?
Lao động tiền lương
Chuyên viên là gì? Chuyên viên là chức danh hay chức vụ? Lương chuyên viên công chức hành chính bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ pháp lý
121 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ pháp lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ pháp lý

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Toàn bộ quy định về An ninh mạng và an toàn thông tin trên không gian mạng mới nhất Bí mật kinh doanh: Tổng hợp văn bản hướng dẫn mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào