Không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo trường hợp nào?

Trường hợp nào không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

Không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo trường hợp nào?

Căn cứ tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định:

Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.

Theo đó, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo trường hợp nào?

Không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo trường hợp nào?

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:

Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.
Người lao động chưa tìm được việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động vào sổ bảo hiểm xã hội và gửi lại người lao động cùng với quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chụp sổ bảo hiểm xã hội để lưu hồ sơ.
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh) để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động; 01 bản đến người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo đó, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trường hợp nào NLĐ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định có 07 trường hợp NLĐ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước là:

- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019;

- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày.

Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương;

- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019;

- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mức lương cơ sở 2.34 làm tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của NLĐ từ 1/7/2024 đúng không?
Lao động tiền lương
Được nhận trợ cấp thất nghiệp bao lâu kể từ ngày nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Lao động tiền lương
Không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Mức trợ cấp thất nghiệp cao nhất là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Tiền trợ cấp thất nghiệp cao nhất gần 300 triệu đồng từ 01/7/2024 có đúng không?
Lao động tiền lương
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa từ 1/7/2024 cho người lao động là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng thứ 2 trở đi được tính từ khi nào?
Lao động tiền lương
Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nào?
Lao động tiền lương
Không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật đúng không?
Lao động tiền lương
Ai được nhận trợ cấp thất nghiệp tối đa gần 300 triệu từ 1/7 khi tăng lương cơ sở?
Đi đến trang Tìm kiếm - Trợ cấp thất nghiệp
37 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ cấp thất nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trợ cấp thất nghiệp

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào