Không bố trí chức danh quản trị trên tàu biển Việt Nam thì nhiệm vụ quản trị tàu do ai đảm nhiệm?
Quản trị trên tàu biển Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ nào?
Căn cứ Điều 24 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Nhiệm vụ của quản trị
1. Quản trị chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của đại phó. Quản trị có nhiệm vụ sau đây:
a) Tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của bộ phận phục vụ trên tàu. Lập kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi cho thuyền viên bộ phận phục vụ, nhận và phát lương cho thuyền viên;
b) Lập và trình đại phó bản dự trù mua lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống của tàu và tổ chức mua, bảo quản, sử dụng hợp lý lương thực, thực phẩm đó;
c) Kiểm tra, theo dõi và lập kế hoạch báo cáo đại phó về việc dự trù để thay thế hoặc bổ sung các dụng cụ, thiết bị cho nhà bếp, phòng ăn, buồng ở, phòng làm việc, câu lạc bộ. Tổ chức quản lý và sử dụng các dụng cụ, thiết bị và các tài sản khác của tàu do bộ phận mình phụ trách;
d) Phụ trách công việc tài chính của tàu và thực hiện các nghiệp vụ tài chính theo quy định hiện hành;
đ) Giúp thuyền trưởng trong việc giao dịch, tổ chức các buổi tiếp khách, chiêu đãi trên tàu;
e) Giúp phó ba thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến làm thủ tục xin phép cho tàu ra, vào cảng;
g) Sau mỗi chuyến đi, lập báo cáo tổng hợp trình thuyền trưởng về quyết toán thu và chi của tàu;
h) Chậm nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng phải báo cáo đại phó về việc chuẩn bị của bộ phận mình cho chuyến đi.
2. Trường hợp không bố trí chức danh quản trị thì nhiệm vụ quản trị tàu do phó ba đảm nhiệm.
Như vậy, quản trị tàu thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của bộ phận phục vụ trên tàu. Lập kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi cho thuyền viên bộ phận phục vụ, nhận và phát lương cho thuyền viên;
- Lập và trình đại phó bản dự trù mua lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống của tàu và tổ chức mua, bảo quản, sử dụng hợp lý lương thực, thực phẩm đó;
- Kiểm tra, theo dõi và lập kế hoạch báo cáo đại phó về việc dự trù để thay thế hoặc bổ sung các dụng cụ, thiết bị cho nhà bếp, phòng ăn, buồng ở, phòng làm việc, câu lạc bộ. Tổ chức quản lý và sử dụng các dụng cụ, thiết bị và các tài sản khác của tàu do bộ phận mình phụ trách;
- Phụ trách công việc tài chính của tàu và thực hiện các nghiệp vụ tài chính theo quy định hiện hành;
- Giúp thuyền trưởng trong việc giao dịch, tổ chức các buổi tiếp khách, chiêu đãi trên tàu;
- Giúp phó ba thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến làm thủ tục xin phép cho tàu ra, vào cảng;
- Sau mỗi chuyến đi, lập báo cáo tổng hợp trình thuyền trưởng về quyết toán thu và chi của tàu;
- Chậm nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng phải báo cáo đại phó về việc chuẩn bị của bộ phận mình cho chuyến đi.
Không bố trí chức danh quản trị trên tàu biển Việt Nam thì nhiệm vụ quản trị tàu do ai đảm nhiệm? (Hình từ Internet)
Tàu biển Việt Nam không bố trí chức danh quản trị thì nhiệm vụ của quản trị tàu do ai đảm nhiệm?
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Nhiệm vụ của quản trị
...
2. Trường hợp không bố trí chức danh quản trị thì nhiệm vụ quản trị tàu do phó ba đảm nhiệm.
Như vậy, trường hợp tàu biển Việt Nam không bố trí chức danh quản trị thì nhiệm vụ quản trị tàu do phó ba đảm nhiệm.
Phó ba trên tàu biển Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Nhiệm vụ của phó ba
Phó ba chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng khi tàu hành trình và của đại phó khi tàu không hành trình. Phó ba có nhiệm vụ sau đây:
1. Trực tiếp phụ trách và tổ chức bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị cứu sinh, cứu hỏa như xuồng cứu sinh, phao tự thổi, phao tròn, áo phao cá nhân, bình chữa cháy, vòi chữa cháy và phải đảm bảo các dụng cụ, thiết bị này luôn ở trạng thái sẵn sàng sử dụng an toàn, thuận lợi khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
2. Thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị trên xuồng cứu sinh, lập kế hoạch và định kỳ tiến hành thay thế, bổ sung các dụng cụ, nước ngọt, lương thực, thực phẩm, thuốc cấp cứu sau khi đã được thuyền trưởng phê duyệt.
3. Trực tiếp phụ trách công tác hành chính và quản trị trên tàu nếu trên tàu không bố trí chức danh quản trị.
4. Giúp thuyền trưởng chuẩn bị các giấy tờ để làm thủ tục cho tàu vào, rời cảng.
5. Giúp đại phó trong việc kiểm tra, bảo quản các dụng cụ, thiết bị cứu thủng tàu.
6. Giúp phó hai trong việc bảo quản, chỉnh lý các dụng cụ, thiết bị hàng hải, tu chỉnh hải đồ và các tài liệu hướng dẫn hàng hải khác.
7. Chậm nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng, phải báo cáo đại phó về việc chuẩn bị của mình cho chuyến đi.
8. Khi điều động tàu ra, vào cảng phải có mặt ở buồng lái để thực hiện lệnh của thuyền trưởng trong việc điều khiển tay chuông, ghi chép nhật ký điều động, xác định vị trí tàu và các nghiệp vụ hàng hải khác.
9. Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho thực tập phó ba.
10. Đảm nhiệm ca trực từ 08h00 đến 12h00 và từ 20h00 đến 24h00 trong ngày.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công.
Theo đó, phó ba thực hiện những nhiệm vụ được quy định như trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?