Khi nào người lao động được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện tuyến tỉnh?
Các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh bao gồm những cơ sở nào?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 40 /2015/TT-BYT về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh và tương đương bao gồm:
- Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II thuộc các Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;
- Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa, Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng khám đa khoa;
- Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;
- Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ, Ngành;
- Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;
- Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Bệnh viện hạng II thuộc Bộ Quốc phòng, Bệnh viện quân - dân y hạng II, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Khi nào người lao động được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện tuyến tỉnh? (Hình từ Internet)
Khi nào người lao động được đăng ký khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 40 /2015/TT-BYT như sau:
Đăng ký ở cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh trừ Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà:
+ Không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã và tương đương, tuyến huyện và tương đương
+ Các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Giám đốc Sở Y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Một số trường hợp khác
- Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khoẻ theo Hướng dẫn 52 HD/BTCTW năm 2005 được đăng ký tại:
+ Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thuộc tuyến tỉnh trừ Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh, thành phố được đăng ký tại:
+ Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh
+ Một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh khác trừ Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Người có công với cách mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên được đăng ký tại:
+ Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trừ Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh
- Trẻ em dưới 6 tuổi được đăng ký tại:
+ Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II thuộc các Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;
+ Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa, Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng khám đa khoa;
+ Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II.
- Người công tác trong quân đội khi nghỉ hưu được đăng ký tại:
+ Bệnh viện hạng II thuộc Bộ Quốc phòng, Bệnh viện quân - dân y hạng II,
+ Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo nếu trên các xã đảo, huyện đảo không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuận lợi nhất trên đất liền.
Lợi ích của người lao động khi tham gia bảo hiểm y tế là gì?
Người lao động khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ có các quyền theo quy định tại Điều 36 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:
- Được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi đóng bảo hiểm y tế.
- Được đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình tại đại lý bảo hiểm y tế trong phạm vi cả nước; được lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008.
- Được khám bệnh, chữa bệnh.
- Được tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế.
- Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và cơ quan liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế.
- Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?