Khi nào được xem là tai nạn lao động hàng hải chết người?

Cho tôi hỏi khi nào được xem là tai nạn lao động hàng hải chết người? Câu hỏi từ chị T.K.U (Hải Phòng).

Khi nào được xem là tai nạn lao động hàng hải chết người?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Phân loại tai nạn lao động hàng hải
1. Tai nạn lao động hàng hải làm chết thuyền viên (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải chết người) là tai nạn lao động hàng hải mà thuyền viên bị nạn chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
c) Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động hàng hải gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Thuyền viên bị Tòa án ra Quyết định tuyên bố là đã chết đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải nặng) là tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải nhẹ) là tai nạn lao động hàng hải không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Theo đó, tai nạn lao động hàng hải làm chết thuyền viên (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải chết người) là tai nạn lao động hàng hải mà thuyền viên bị nạn chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chết tại nơi xảy ra tai nạn;

- Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;

- Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động hàng hải gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;

- Thuyền viên bị Tòa án ra Quyết định tuyên bố là đã chết đối với trường hợp mất tích.

Khi nào được xem là tai nạn lao động hàng hải chết người?

Khi nào được xem là tai nạn lao động hàng hải chết người? (Hình từ Internet)

Khi nào phải lập đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH quy định về điều tra tai nạn lao động hàng hải như sau:

Điều tra tai nạn lao động hàng hải
1. Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp cơ sở
Chủ tàu hoặc thuyền trưởng trong trường hợp được chủ tàu ủy quyền bằng văn bản có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động hàng hải nhẹ, tai nạn lao động hàng hải nặng làm bị thương nặng một thuyền viên thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp cơ sở tuân thủ theo các quy định pháp luật về lao động.
2. Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh
Ngay khi nhận được tin báo xảy ra tai nạn lao động hàng hải chết người hoặc tai nạn lao động hàng hải nặng làm hai thuyền viên bị tai nạn nặng trở lên, Cảng vụ hàng hải khu vực chủ trì quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan tại địa phương thực hiện việc điều tra, lập biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải.
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh bao gồm:
a) Đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đoàn;
b) Đại diện Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thành viên;
c) Đại diện Sở Y tế, Thành viên;
d) Đại diện Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Thành viên;
đ) Mời một số thành viên khác (nếu xét thấy cần thiết).
...

Theo đó, ngay khi nhận được tin báo xảy ra tai nạn lao động hàng hải chết người hoặc tai nạn lao động hàng hải nặng làm hai thuyền viên bị tai nạn nặng trở lên, Cảng vụ hàng hải khu vực chủ trì quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan tại địa phương thực hiện việc điều tra, lập biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải.

Ai trả chi phí điều tra tai nạn lao động hàng hải?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH quy định về chi phí điều tra tai nạn lao động hàng hải, cụ thể như sau:

Chi phí điều tra tai nạn lao động hàng hải
1. Các khoản chi phí thuộc trách nhiệm của chủ tàu theo Khoản 8 Điều 9 của Thông tư này được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, hoặc chi phí, giá dịch vụ sự nghiệp, hoặc chi hoạt động thường xuyên của cơ quan hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan có thẩm quyền điều tra tai nạn lao động hàng hải, cơ quan cử người tham gia điều tra tai nạn lao động hàng hải chi trả các khoản công tác phí cho người tham gia theo quy định của pháp luật của thành viên đoàn điều tra tai nạn lao động.

Theo đó các khoản chi phí thuộc trách nhiệm của chủ tàu được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, hoặc chi phí, giá dịch vụ sự nghiệp, hoặc chi hoạt động thường xuyên của cơ quan hành chính theo quy định của pháp luật bao gồm khoản chi phí phục vụ cho việc điều tra tai nạn lao động kể cả việc điều tra lại tai nạn lao động sau:

- Dựng lại hiện trường;

- Chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân;

- Trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết);

- Khám nghiệm tử thi;

- In ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động hàng hải;

- Phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động hàng hải phục vụ quá trình điều tra tai nạn lao động hàng hải;

- Tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải.

Cơ quan có thẩm quyền điều tra tai nạn lao động hàng hải, cơ quan cử người tham gia điều tra tai nạn lao động hàng hải chi trả các khoản công tác phí cho người tham gia theo quy định của pháp luật của thành viên đoàn điều tra tai nạn lao động.

Tai nạn lao động hàng hải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chủ tàu biển có phải thanh toán những chi phí không nằm trong danh mục BHYT chi trả khi thuyền viên bị tai nạn lao động không?
Lao động tiền lương
Mẫu quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải cấp cơ sở mới nhất hiện nay?
Lao động tiền lương
Mẫu quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp trung ương là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Chủ tàu biển có phải trả lương trong thời gian thuyền viên điều trị do bị tai nạn lao động hàng hải không?
Lao động tiền lương
Khai báo tai nạn lao động hàng hải được thực hiện như thế nào?
Lao động tiền lương
Tai nạn lao động hàng hải là gì? Có mấy loại tai nạn lao động hàng hải?
Lao động tiền lương
Khi nào được xem là tai nạn lao động hàng hải chết người?
Lao động tiền lương
Thế nào được xem là tai nạn lao động hàng hải nặng?
Lao động tiền lương
Lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động hàng hải trong thời gian bao lâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tai nạn lao động hàng hải
408 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn lao động hàng hải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn lao động hàng hải

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào