Khi nào được bố trí việc làm khác cho lao động nữ sau thời gian nghỉ thai sản?
Thời gian nghỉ thai sản 6 tháng của người lao động bắt đầu từ khi nào?
Tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
...
Theo đó, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trong đó, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Thực tế chu kỳ mang thai của phụ nữ thường kéo dài khoảng 09 tháng 10 ngày. Do đó, mốc thời gian 02 tháng trước sinh con sẽ rơi vào thời điểm thai được khoảng 07 tháng 10 ngày.
Căn cứ vào đó, có thể xác định thời điểm nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu vào khoảng thời gian lao động nữ mang thai được 07 tháng 10 ngày.
Dựa vào ngày dự sinh, lao động nữ hoàn toàn có thể dễ dàng tính toán được thời điểm thai hơn 07 tháng để xin nghỉ thai sản trước sinh mà vẫn hưởng trọn chế độ thai sản.
Dẫu vậy, nếu có đủ sức khỏe để làm việc trước khi sinh con, lao động nữ hoàn toàn có thể đi làm đến sát ngày dự sinh để sau này có thêm nhiều thời gian chăm sóc con nhỏ.
Khi nào được bố trí việc làm khác cho lao động nữ sau thời gian nghỉ thai sản?
Khi nào được bố trí việc làm khác cho lao động nữ sau thời gian nghỉ thai sản?
Tại Điều 140 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản
Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 của Bộ luật này mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 có nội dung như sau:
Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
...
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
...
5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo đó, lao động nữ đi làm làm sau thời gian nghỉ thai sản, nếu như việc làm cũ không còn nữa thì người sử dụng lao động được phép bố trí việc làm khác cho người này tuy nhiên phải đảm bảo mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Công ty có phải báo tăng lao động khi lao động nữ đi làm lại sau thời gian nghỉ thai sản?
Theo nội dung hướng dẫn về quy trình báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN được quy định tại Thủ tục 1.3 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, người lao động nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng sẽ thực hiện báo giảm lao động để không phải đóng các loại bảo hiểm cho người lao động.
Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ quay trở lại làm việc thì người này và người sử dụng lao động sẽ phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.
Thậm chí, ngay cả khi chưa nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản mà quay trở lại làm việc, người lao động và doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục đóng bảo hiểm kể từ thời điểm người này đi làm theo quy định tại điểm 6.3 khoản 6 Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.
Quản lý đối tượng
...
6.3. Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
...
Như vậy, do trước đó đã báo giảm lao động khi lao động nữ nghỉ thai sản trên 14 ngày nên khi người này đi làm lại, công ty buộc phải làm thủ tục báo tăng lao động để ghi nhận việc tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?