Khi nào công chức viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo?
Khi nào công chức viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 54/2005/NĐ-CP quy định về các trường hợp công chức viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo như sau:
Trường hợp công chức, viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo
1. Công chức, viên chức sau khi được cử đi đào tạo mà chưa hết thời gian yêu cầu phục vụ quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định này mà tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
2. Công chức, viên chức đang trong thời gian được cử đi đào tạo tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
Đồng thời, trường hợp bồi thường được hướng dẫn bởi khoản 1, khoản 2 Mục III Thông tư 130/2005/TT-BNV như sau:
1. Trường hợp công chức, viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo
1.1. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài có thời gian từ 3 (ba) tháng tập trung trở lên mà chưa hết thời gian yêu cầu phục vụ quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định số 54/2005/NĐ-CP mà tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
1.2. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo đã làm thủ tục nhập học và được cơ quan, đơn vị cấp kinh phí đào tạo mà tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
2. Trường hợp công chức, viên chức không phải bồi thường chi phí đào tạo
2.1. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài có thời gian từ 3 (ba) tháng tập trung trở lên mà đã làm việc đủ thời gian yêu cầu phục vụ quy định tại khoản 2 Điều 13 của nghị định số 54/2005/NĐ-CP tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
2.2. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo nhưng chưa làm thủ tục nhập học và cơ quan, đơn vị chưa cấp kinh phí đào tạo hoặc đã làm thủ tục nhập học nhưng cơ quan, đơn vị chưa cấp kinh phí đào tạo thì không phải bồi thường chi phí đào tạo của khóa học đó.
Như vậy, công chức viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo trong 2 trường hợp sau:
- Công chức, viên chức sau khi được cử đi đào tạo mà chưa hết thời gian yêu cầu phục vụ mà tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
- Công chức, viên chức đang trong thời gian được cử đi đào tạo tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
Bên cạnh đó, cũng có trường hợp công chức viên chức không cần phải bồi thường chi phí đào tạo nếu thuộc trường hợp sau:
- Công chức, viên chức được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài có thời gian từ 3 (ba) tháng tập trung trở lên mà đã làm việc đủ thời gian yêu cầu phục vụ quy định tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
- Công chức, viên chức được cử đi đào tạo nhưng chưa làm thủ tục nhập học và cơ quan, đơn vị chưa cấp kinh phí đào tạo thì không phải bồi thường chi phí đào tạo của khóa học đó.
Trường hợp công chức viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo
Chi phí đào tạo gồm những khoản tiền nào?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 54/2005/NĐ-CP quy định về các khoản chi phí đào tạo của công chức viên chức như sau:
Các khoản chi phí đào tạo được tính để bồi thường và cách tính chi phí bồi thường
1. Các khoản chi phí đào tạo được tính để bồi thường bao gồm: các khoản chi cho khóa đào tạo (bao gồm cả chi phí đi lại) tính theo từng người được đào tạo có thời gian từ 03 (ba) tháng trở lên từ nguồn ngân sách nhà nước, từ nguồn tài chính viện trợ chính thức của nước ngoài cho Việt Nam, từ nguồn tài chính của cơ quan, đơn vị.
Như vây khi công chức viên chức rơi vào trường hợp phải bồi thường chi phí đào tạo sẽ phải bồi thường đầy đủ các khoản tiền theo quy định pháp luật.
Quy trình xét bồi thường được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 54/2005/NĐ-CP quy định về quy trình xét bồi thường như sau:
Hội đồng xét bồi thường chi phí đào tạo và quy trình xét bồi thường
...
2. Quy trình xét bồi thường chi phí đào tạo được thực hiện theo trình tự sau:
Chủ tịch Hội đồng công bố thành phần tham gia, cử thư ký;
Người phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng của bộ phận tổ chức cán bộ báo cáo nội dung liên quan đến việc bồi thường và các quy định về chế độ bồi thường;
Người phụ trách bộ phận tài chính - kế toán báo cáo mức bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định này;
Người phụ trách trực tiếp cơ quan, đơn vị của người phải bồi thường báo cáo quá trình công tác của người phải bồi thường;
Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu kín về mức bồi thường sau khi căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này. Kiến nghị mức bồi thường của Hội đồng được lập thành văn bản đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quyết định;
Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, việc xét bồi thường chi phí đào tạo đối với công chức viên chức sẽ theo quy trình như sau:
- Người phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng của bộ phận tổ chức cán bộ báo cáo nội dung liên quan đến việc bồi thường
- Người phụ trách bộ phận tài chính - kế toán báo cáo mức bồi thường
- Người phụ trách trực tiếp cơ quan, đơn vị của người phải bồi thường báo cáo quá trình công tác của người phải bồi thường;
- Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu kín về mức bồi thường
- Kiến nghị mức bồi thường của Hội đồng được lập thành văn bản đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quyết định;
- Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?