Khi khoan lỗ mìn để khai thác đá bằng máy khoan khí ép cầm tay thì người thợ khoan phải làm những gì?
Khi khoan lỗ mìn để khai thác đá bằng máy khoan khí ép cầm tay thì người thợ khoan phải làm những gì?
Căn cứ Điều 9 QCVN 05:2012/BLĐTBXH quy định như sau:
An toàn khi vận hành máy khoan khí ép cầm tay
1. Khi khoan lỗ mìn bằng máy khoan khi ép cầm tay, người thợ khoan phải đứng trên mặt tầng ổn định. Không được đứng khoan trên sườn núi cheo leo, trường hợp khoan để mở tầng cũng phải tạo thành chỗ đứng có chiều rộng ít nhất 1m.
2. Trước khi khoan, phải cậy bẩy hết những tảng đá treo phía trên. Không được làm việc ở chỗ mà đá phía trên có khả năng sụt lở. Khi khoan, người vận hành máy khoan phải đứng quay lưng về phía trước chiều gió và phải có biện pháp chống bụi.
3. Người thợ khoan phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ. Khi mở lỗ khoan phải cho máy quay chậm và tăng tốc độ dần đến ổn định. Cấm dùng tay giữ choòng khi khoan mở lỗ.
4. Khi máy khoan làm việc phải giữ búa bằng tay. Cấm dùng chân giữ búa.
Choòng khoan phải có chiều dài thích hợp sao cho búa khoan ở dưới tầm ngực người sử dụng.
5. Không được đặt đường dây dẫn khí ép từ trên xuống trong tuyến đang khoan. Khi di chuyển máy khoan và dây dẫn phải đề phòng đá rơi vào người
Như vậy, khi khoan lỗ mìn bằng máy khoan khí ép cầm tay, người thợ khoan phải đứng trên mặt tầng ổn định.
Không được đứng khoan trên sườn núi cheo leo, trường hợp khoan để mở tầng cũng phải tạo thành chỗ đứng có chiều rộng ít nhất 1m.
Khi khoan lỗ mìn để khai thác đá bằng máy khoan khí ép cầm tay thì người thợ khoan phải làm những gì? (Hình từ Internet)
Sức khỏe người lao động khi khai thác đá sẽ được chăm sóc như thế nào?
Căn cứ Điều 30 QCVN 05:2012/BLĐTBXH quy định như sau:
Chăm sóc sức khoẻ người lao động
1. Khám sức khoẻ
1.1. Người lao động phải được kiểm tra sức khoẻ trước khi được giao việc ở mỏ lần đầu tiên. Khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm một lần đối với lao động bình thường, 6 tháng một lần với người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại nguy hiểm như thợ khoan, lái xe, người lao động làm việc ở những nơi vận chuyển nguyên vật liệu hay có chứa yếu tố độc hại cho sức khoẻ trong quá trình vận chuyển.
1.2. Người lao động trực tiếp tiếp xúc với bụi đá phải được định kỳ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Nếu bị bệnh nghề nghiệp thì phải tổ chức chăm sóc, điều dưỡng phục hồi khả năng lao động và bố trí công việc khác phù hợp.
1.3. Người bị ốm hoặc vì một lý do nào đó không thể làm được những công việc thường ngày phải được phép nghỉ làm việc.
2. Trạm y tế
Người sử dụng lao động lập trạm y tế, bố trí cán bộ y tế hoặc ký hợp đồng với một cơ sở y tế gần nhất để phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu những tai nạn khi cần.
3. Tủ thuốc
Trên công trường khai thác đá và trong các khu vực sản xuất, chế biến đá phải có tủ thuốc chứa những trang thiết bị y tế, thuốc cần thiết cho sơ cứu và để ở nơi mọi người có thể dễ dàng tiếp cận khi cần.
4. Sơ cứu, cấp cứu
Người lao động và người giám sát phải được huấn luyện sơ cấp cứu và biết sơ cấp cứu ban đầu cho những người bị thương.
Như vậy, người lao động làm các công việc khai thác và chế biến đá sẽ được chăm sóc sức khỏe theo quy định trên.
Người sử dụng lao động làm công việc khai thác đá phải đảm bảo nhà vệ sinh như thế nào?
Căn cứ Điều 31 QCVN 05:2012/BLĐTBXH quy định như sau:
Đảm bảo các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người lao động
1. Nước uống
1.1. Công nhân mỏ không được uống trực tiếp nước mỏ.
1.2. Trong thời gian lao động, cần cung cấp đầy đủ nước uống sạch tại tất cả các địa điểm làm việc chính.
1.3. Thùng chứa nước uống phải được che bụi và luôn đậy nắp khi không sử dụng. Không được để nước uống bị nhiễm bẩn.
2. Vệ sinh thực phẩm
2.1. Không được cất giữ thức ăn hoặc tổ chức ăn, uống ở những nơi tiếp xúc với các chất, khí hoặc bụi độc hại.
2.2. Thức ăn phải được cất giữ ở những nơi sạch sẽ và có lán che.
3. Nơi thay quần áo và tắm giặt
3.1. Người chủ mỏ phải cung cấp các điều kiện đầy đủ tại khu vực mỏ để người lao động có thể thay, cất giữ, giặt quần áo và tắm.
3.2. Nước tắm giặt dành cho công nhân mỏ phải sạch và không bị nhiễm nước thải của công trường.
3.3. Nước thải chỉ được dẫn thẳng ra hệ thống thoát nước sau khi đã xử lý.
3.4. Phải có nơi thay quần áo, tắm giặt riêng biệt cho phụ nữ và nam giới.
4. Nhà vệ sinh
Người chủ mỏ phải đảm bảo ở công trường của các mỏ lộ thiên có đủ nhà vệ sinh cũng như đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ và được tẩy uế thường xuyên. Không được sử dụng những khu vực khác vào mục đích thay thế nhà vệ sinh.
Như vậy, khi sử dụng lao động làm công việc khai thác đá cho mình thì người sử dụng lao động phải bảo đảm an toàn về nhà vệ sinh như sau:
- Người chủ mỏ phải đảm bảo ở công trường của các mỏ lộ thiên có đủ nhà vệ sinh cũng như đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ và được tẩy uế thường xuyên.
- Không được sử dụng những khu vực khác vào mục đích thay thế nhà vệ sinh.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?