Khi hết thời gian luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý thì phải nhận xét, đánh giá như thế nào?
Khi hết thời gian luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý thì phải nhận xét, đánh giá như thế nào?
Căn cứ khoản 11 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 giải thích về luân chuyển như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
11. Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.
...
Theo đó, luân chuyển công chức được hiểu là việc công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.
Căn cứ Điều 62 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nhận xét, đánh giá đối với công chức luân chuyển
1. Định kỳ 6 tháng, hằng năm hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiến hành nhận xét, đánh giá công chức luân chuyển đến; báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
2. Khi hết thời gian luân chuyển:
a) Công chức luân chuyển tự kiểm điểm về quá trình công tác trong thời gian luân chuyển;
b) Tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức nhận xét, đánh giá công chức luân chuyển trong thời gian công tác tại địa phương, cơ quan, tổ chức;
c) Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển nhận xét, đánh giá.
Theo đó, nhận xét, đánh giá đối với công chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời gian luân chuyển như sau:
- Công chức luân chuyển tự kiểm điểm về quá trình công tác trong thời gian luân chuyển.
- Tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức nhận xét, đánh giá công chức luân chuyển trong thời gian công tác tại địa phương, cơ quan, tổ chức.
- Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển nhận xét, đánh giá.
Khi hết thời gian luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý thì phải nhận xét, đánh giá như thế nào? (Hình từ Internet)
Công chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển được hưởng chế độ, chính sách gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 64 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với công chức luân chuyển
1. Công chức luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ đảm nhiệm trước khi luân chuyển thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển.
2. Công chức luân chuyển đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
3. Công chức luân chuyển được hưởng các chính sách về bố trí nhà ở công vụ, hỗ trợ đi lại, sinh hoạt phí và các chính sách khác (nếu có).
4. Công chức luân chuyển có thành tích đặc biệt xuất sắc (có sáng kiến, sản phẩm công tác cụ thể được cấp có thẩm quyền công nhận) được xem xét nâng lương trước thời hạn theo quy định của pháp luật; được ưu tiên khi xem xét bố trí công tác sau luân chuyển.
Theo đó, công chức luân chuyển sẽ được hưởng chế độ, chính sách về phụ cấp chức vụ; chế độ, chính sách đối với công chức luân chuyển đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, công chức luân chuyển còn được hưởng các chính sách về bố trí nhà ở công vụ, hỗ trợ đi lại, sinh hoạt phí và các chính sách khác (nếu có).
Nếu công chức luân chuyển có thành tích đặc biệt xuất sắc được xem xét nâng lương trước thời hạn theo quy định của pháp luật; được ưu tiên khi xem xét bố trí công tác sau luân chuyển.
Công chức lãnh đạo, quản lý nào thuộc đối tượng luân chuyển?
Căn cứ Điều 55 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng, phạm vi luân chuyển
1. Đối tượng luân chuyển:
a) Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch của cơ quan, tổ chức;
b) Công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan;
c) Công chức lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí người địa phương.
2. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Chức danh bố trí luân chuyển thực hiện theo chủ trương của Đảng và của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, công chức lãnh đạo, quản lý thuộc các đối tượng sau đây nằm trong phạm vi được luân chuyển, bao gồm:
- Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch của cơ quan, tổ chức;
- Công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan;
- Công chức lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí người địa phương.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Từ 1/7/2025, chính sách tăng lương hưu mới có hiệu lực sẽ thực hiện tăng lương hưu cho CBCCVC và người lao động có đúng không?
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Thống nhất mức tăng lương mới cho CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở là bao nhiêu?