Kết quả lao động, học nghề của người bị phạt tù trong trại giam có phải chịu thuế không? Kết quả lao động vượt chỉ tiêu thì sử dụng thế nào?
Kết quả lao động, học nghề của người bị phạt tù trong trại giam có phải chịu thuế không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 17 Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định:
Sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân
...
4. Kết quả lao động, học nghề của phạm nhân và các hoạt động phục vụ yêu cầu quản lý, giam giữ, căng tin phục vụ sinh hoạt của phạm nhân sau khi trừ các chi phí hợp lý, không thuộc đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, các khoản từ kết quả lao động và học nghề của phạm nhân, cũng như các hoạt động phục vụ quản lý và giam giữ, sẽ được miễn thuế.
Quy định này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho phạm nhân trong quá trình cải tạo và phục hồi nhân phẩm mà còn khuyến khích họ tham gia vào lao động và học tập, nâng cao kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau khi mãn hạn tù.
Chính sách này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với quyền lợi của người bị phạt tù, đồng thời hỗ trợ họ trong việc phát triển cá nhân và tìm kiếm cơ hội việc làm. Qua đó, Nhà nước góp phần giảm thiểu tỷ lệ tái phạm tội và xây dựng một xã hội an toàn hơn, khi phạm nhân có khả năng tái hòa nhập cộng đồng một cách hiệu quả.
Kết quả lao động, học nghề của người bị phạt tù trong trại giam có phải chịu thuế không? Kết quả lao động vượt chỉ tiêu thì sử dụng thế nào?
Người bị phạt tù có được hưởng lợi từ kết quả lao động của mình khi ở trong tù không?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định việc sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân trong chỉ tiêu, định mức được giao sau khi trừ các chi phí hợp lý như sau:
- Trích 02% lập Quỹ hòa nhập cộng đồng:
Quỹ hòa nhập cộng đồng được sử dụng để chi cho các khoản tư vấn và hỗ trợ phạm nhân sau khi chấp hành xong án phạt tù.
Trại giam sẽ tổ chức các hoạt động như giáo dục công dân, giáo dục pháp luật, tư vấn, tìm việc làm và các hoạt động liên quan đến tái hòa nhập cộng đồng.
Ngoài ra, trại giam cũng cấp 1 bộ quần áo cho phạm nhân không có quần áo khi về nơi cư trú, với mức tối đa không quá 20 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
- Trích 02% chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động:
Mức chi hỗ trợ do Giám thị quyết định, không vượt quá 5 lần định lượng ăn trong một tháng cho mỗi phạm nhân tại thời điểm xảy ra tai nạn.
Cuối năm, nếu còn dư, Giám thị phải báo cáo Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam hoặc Cục trưởng Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng để xem xét việc mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác an toàn vệ sinh lao động, không thuộc nội dung chi quy định tại điểm e khoản 1 Điều 17 Nghị định 118/2024/NĐ-CP.
- Trích 10% chi trả một phần công lao động cho phạm nhân:
Phạm nhân tham gia lao động sẽ được chi trả một phần công lao động theo kỷ xếp loại quý.
- Trích 14% để bổ sung mức ăn cho phạm nhân:
Giám thị trại giam có quyền quyết định bổ sung mức ăn cho phạm nhân, nhưng không được tăng quá 1/6 lần tiêu chuẩn ăn hằng tháng theo quy định.
Đối với phạm nhân lao động làm thêm giờ hoặc vào ngày nghỉ sẽ được hưởng tiêu chuẩn ăn gấp đôi (bao gồm 1 tiêu chuẩn do ngân sách nhà nước đảm bảo). Nếu không sử dụng hết, phần ăn dư có thể gửi vào lưu ký để dùng cho sinh hoạt, nộp án phí, hoặc nhận lại sau khi mãn hạn tù.
- Trích 27% bổ sung Quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam, trong đó:
+ Trích 16% bổ sung Quỹ phúc lợi của trại giam
+ Trích 09% bổ sung Quỹ khen thưởng của trại giam
+ Trích 02% làm quỹ hỗ trợ các hoạt động quản lý
- Trích 45% chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam, trong đó:
+ Trích 35% tạo nguồn vốn chung đầu tư trở lại cho các trại giam
+ Trích 10% đào tạo dạy nghề và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho phạm nhân
Như vậy, có thể thấy, việc chi các khoản từ kết quả lao động, học nghề của phạm nhân được quy định rất chặt chẽ.
Người bị phạt tù sẽ được hưởng lợi từ kết quả lao động của mình qua việc bổ sung vào khẩu phần ăn, được chi trả tiền công, được đào tạo tay nghề, và hỗ trợ các hoạt động pháp lý sau khi chấp hành xong án phạt,...v.v.
Ngoài ra, số tiền từ kết quả lao động của phạm nhân cũng sẽ được chi cho các hoạt động khen thưởng, hỗ trợ các trường hợp khó khăn, tai nạn lao động và các khoản để hoạt động, tái đầu tư cho trại giam.
Kết quả lao động trong trại giam của người bị phạt tù vượt chỉ tiêu thì sử dụng thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định:
Sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân
...
2. Sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân vượt chỉ tiêu, định mức được giao
a) Trích 50% để thực hiện chi trả trực tiếp cho phạm nhân tham gia lao động, học nghề vượt chỉ tiêu định mức được giao.
b) Trích 50% bổ sung Quỹ phúc lợi của trại giam để thực hiện các nội dung quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, việc sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân vượt chỉ tiêu, định mức được giao được quy định như sau:
- Trích 50% để thực hiện chi trả trực tiếp cho phạm nhân tham gia lao động, học nghề vượt chỉ tiêu định mức được giao.
- Trích 50% bổ sung Quỹ phúc lợi của trại giam để thực hiện các nội dung quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định 118/2024/NĐ-CP.
Ngoài ra, phạm nhân được gửi lưu ký số tiền thưởng, tiền chi trả một phần công lao động và kết quả vượt chỉ tiêu, định mức được giao để sử dụng hoặc nhận lại sau khi chấp hành xong án phạt tù. (khoản 3 Điều 17 Nghị định 118/2024/NĐ-CP)
Nghị định 118/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2024.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?