Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức ngành Kiểm sát nhân nhân thể hiện bằng hình thức gì?

Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức ngành Kiểm sát nhân nhân thể hiện bằng hình thức gì?

Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức ngành Kiểm sát nhân nhân được thể hiện bằng hình thức gì?

Căn cứ Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 323/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:

Lưu trữ tài liệu
Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động được thể hiện bằng văn bản, lưu vào hồ sơ công chức, viên chức và người lao động bao gồm:
1. Biên bản cuộc họp nhận xét, đánh giá;
2. Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động;
3. Nhận xét của cấp ủy nơi công tác (nếu có);
4. Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động của cấp có thẩm quyền.
5. Hồ sơ giải quyết kiến nghị về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động (nếu có);
6. Các văn bản khác (nếu có).

Theo đó, kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức ngành Kiểm sát nhân dân được thể hiện bằng văn bản.

Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức ngành Kiểm sát nhân nhân được thể hiện bằng hình thức gì?

Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức ngành Kiểm sát nhân nhân được thể hiện bằng hình thức gì? (Hình từ Internet)

Bao lâu thì có thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức ngành Kiểm sát nhân dân?

Căn cứ Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 323/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:

Thông báo kết quả và giải quyết kiến nghị
1. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động phải được thông báo bằng văn bản cho công chức, viên chức và người lao động sau 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của người hoặc cấp có thẩm quyền đánh giá.
2. Sau khi nhận được thông báo kết quả đánh giá, xếp loại công chức, viên chức và người lao động của người hoặc cấp có thẩm quyền, nếu không nhất trí với kết luận đánh giá, xếp loại thì công chức, viên chức và người lao động có quyền kiến nghị; người hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận và thông báo bằng văn bản chậm nhất sau 03 (ba) ngày làm việc.

Theo đó, kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức ngành Kiểm sát nhân dân phải được thông báo bằng văn bản cho công chức sau 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của người hoặc cấp có thẩm quyền đánh giá.

Đánh giá chất lượng công chức ngành Kiểm sát nhân dân căn cứ vào đâu?

Căn cứ Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 323/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:

Căn cứ đánh giá
1. Đối với công chức:
a) Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức; quy định khác của pháp luật có liên quan, quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của đơn vị đối với công chức.
b) Tiêu chuẩn đối với ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý.
c) Nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm được phân công hoặc được giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
2. Đối với viên chức:
a) Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết.
b) Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của viên chức; các quy định khác của pháp luật, của Ngành, của đơn vị đối với viên chức.
3. Đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn phải căn cứ vào kết quả hoạt động của đơn vị và trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của đơn vị mình, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
4. Đối với người lao động
Căn cứ đánh giá là quyền và nghĩa vụ của người lao động theo hợp đồng đã ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Theo đó, đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý ngành Kiểm sát nhân dân được căn cứ dựa trên:

- Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức; quy định khác của pháp luật có liên quan, quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của đơn vị đối với công chức.

- Tiêu chuẩn đối với ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm được phân công hoặc được giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

- Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn phải căn cứ vào kết quả hoạt động của đơn vị và trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của đơn vị mình, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Đánh giá, xếp loại chất lượng công chức ngành Kiểm sát nhân dân vào thời điểm nào?

Căn cứ Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 323/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:

Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động
1. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động được thực hiện theo từng năm công tác (từ ngày 01 tháng 12 năm trước đến ngày 30 tháng 11 của năm đánh giá), trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm và hoàn thành trước ngày 05 tháng 12 hàng năm.
2. Trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái, xét nâng ngạch, nâng lương trước hạn, hết thời gian tập sự, khen thưởng, kỷ luật và thời điểm khác theo yêu cầu của người hoặc cơ quan có thẩm quyền.
...

Theo đó, việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức ngành Kiểm sát nhân dân được thực hiện theo từng năm công tác (từ ngày 01 tháng 12 năm trước đến ngày 30 tháng 11 của năm đánh giá), trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm và hoàn thành trước ngày 05 tháng 12 hàng năm.

Trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái, xét nâng ngạch, nâng lương trước hạn, hết thời gian tập sự, khen thưởng, kỷ luật và thời điểm khác theo yêu cầu của người hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nhiệm kỳ của Chủ tịch Quốc hội là bao lâu?
Lao động tiền lương
Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức ngành Kiểm sát nhân nhân thể hiện bằng hình thức gì?
Lao động tiền lương
Xem xét đối với cán bộ xin từ chức được căn cứ vào các trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Khiển trách có phải là hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo không?
Lao động tiền lương
Đã có quyết định xử lý kỷ luật thì có được luân chuyển công tác cán bộ không?
Lao động tiền lương
Thẻ cán bộ công chức viên chức được dùng để làm gì?
Lao động tiền lương
Phóng viên hạng 1 áp dụng hệ số lương của viên chức loại nào?
Lao động tiền lương
Biên dịch viên hạng 2 áp dụng hệ số lương của viên chức loại nào?
Lao động tiền lương
Kỹ thuật dựng phim hạng 2 áp dụng hệ số lương của viên chức loại nào?
Lao động tiền lương
Âm thanh viên hạng 1 áp dụng hệ số lương của viên chức loại nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chủ tịch Quốc hội
444 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ tịch Quốc hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chủ tịch Quốc hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào