Hướng dẫn thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động thay đổi nơi làm việc do cá nhân trực tiếp thực hiện?
Hướng dẫn thủ tục cấp lại sổ BHXH khi người lao động thay đổi nơi làm việc do cá nhân trực tiếp thực hiện?
Căn cứ tiểu mục 2.1.b Mục 2 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 thì thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi nơi làm việc do cá nhân trực tiếp thực hiện được thực hiện như sau:
* Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS)
- Trường hợp thay đổi nơi làm việc: Quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc
- Trường hợp thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày tháng năm sinh; giới tính; quốc tịch: Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và chứng minh thư/ thẻ căn cước/ hộ chiếu; Trường hợp là đảng viên thì cung cấp thêm lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng.
- Sổ BHXH
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Lập hồ sơ theo quy định;
- Bước 2: Nộp hồ sơ;
- Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định
- Bước 4: Nhận kết quả giải quyết.
* Cách thức thực hiện:
- Bước 1. Nộp hồ sơ
NLĐ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH theo một trong các hình thức sau:
+ Qua giao dịch điện tử: NLĐ đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua bưu chính
+ Qua Bưu chính
+ Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH nơi quản lý (hoặc nơi cư trú) hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
- Bước 2. Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.
Hướng dẫn thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động thay đổi nơi làm việc do cá nhân trực tiếp thực hiện? (Hình từ Internet)
Cấp lại sổ BHXH khi người lao động thay đổi nơi làm việc trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ tiểu mục 2.1.b Mục 2 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 thì thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi nơi làm việc do cá nhân trực tiếp thực hiện được giải quyết trong thời hạn như sau:
- Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người tham gia có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người tham gia biết.
- Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ bảo hiểm xã hội: không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Kết quả giải quyết: Sổ bảo hiểm xã hội.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.
Theo đó, hiện nay, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?