Hướng dẫn ghi đặc tính điện của giày ủng an toàn theo TCVN 7652:2007 như thế nào?

Cho tôi hỏi hướng dẫn ghi đặc tính điện của giày ủng an toàn theo TCVN 7652:2007 như thế nào? Câu hỏi của chị X.L (Bình Phước)

Giày ủng an toàn là gì?

Căn cứ theo Mục 3 TCVN 7652:2007 (ISO 20345 : 2004) về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giày ủng an toàn có giải thích về các thuật ngữ trong tiêu chuẩn này trong đó giải thích giày an toàn là:

Giày ủng an toàn (safety footwear)

giày ủng có các đặc tính bảo vệ để bảo vệ người sử dụng tránh các chấn thương có thể xảy ra do tai nạn, có pho mũi được thiết kế chống được va đập khi thử với mức năng lượng ít nhất bằng 200 J và chống được nén ép khi thử với lực nén ít nhất là 15 kN.

Hướng dẫn ghi đặc tính điện của giày ủng an toàn theo TCVN 7652:2007 như thế nào?

Hướng dẫn ghi đặc tính điện của giày ủng an toàn theo TCVN 7652:2007 như thế nào?

Hướng dẫn ghi đặc tính điện của giày ủng an toàn theo TCVN 7652:2007 như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 8 TCVN 7652:2007 (ISO 20345: 2004) về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giày ủng an toàn có quy định cách ghi thông tin đặc tính điện của giày ủng an toàn như sau:

Giày ủng dẫn điện

Mỗi đôi giày ủng dẫn điện phải được cung cấp với một phiếu đính kèm có phần lời như sau.

“Giày ủng dẫn điện phải được sử dụng khi cần phải giảm thiểu điện tích tĩnh điện trong thời gian ngắn nhất có thể, ví dụ khi tiếp xúc với chất dễ nổ. Giày ủng dẫn điện không được sử dụng nếu có nguy cơ xảy ra điện giật từ thiết bị điện nào đó hoặc các bộ phận của cơ thể chưa đựợc loại trừ hoàn toàn khỏi nguy cơ bị điện giật. Để đảm bảo loại giày này dẫn điện, qui định giới hạn điện trở trên là 100 kW khi giày ủng còn mới.

Trong quá trình sử dụng, điện trở của giày ủng được làm từ vật liệu dẫn điện có thể thay đổi đáng kể nếu bị uốn cong và nhiễm bẩn và cần phải đảm bảo rằng giày ủng dẫn điện có khả năng đáp ứng các chức năng được thiết kế là tiêu hao điện tích tĩnh điện qua toàn bộ quá trình sử dụng của nó. Khi cần, người sử dụng nên kiểm tra điện trở trong nhà và nên tiến hành theo chu kỳ thường xuyên. Việc kiểm tra này và các việc được nêu dưới đây phải là một phần của thói quen hàng ngày để ngăn ngừa tai nạn tại nơi làm việc.

Nếu giày ủng được dùng trong điều kiện vật liệu làm đế bị bẩn do các chất có thể làm tăng điện trở của giày ủng thì người sử dụng phải thường xuyên kiểm tra các đặc tính điện của giày ủng trước khi dùng ở khu vực nguy hiểm.

Nơi mà giày ủng dẫn điện được sử dụng, điện trở của nền nhà phải đủ để nó không làm mất tác dụng bảo vệ của giày ủng.

Khi sử dụng, không có yếu tố cách điện nào ngoại trừ bít tất thông thường, phải được dùng giữa đế trong của giày ủng và bàn chân của người sử dụng. Nếu có lót mặt nào đó được đưa vào giữa đế trong và bàn chân thì tổ hợp giày ủng / lót mặt phải được kiểm tra về các đặc tính điện của nó.”

Giày ủng chống tĩnh điện

Mỗi đôi giày ủng chống tĩnh điện phải được cung cấp với một hiếu đính kèm có phần lời như sau.

“Giày ủng chống tĩnh điện phải được sử dụng khi cần giảm thiểu tĩnh điện nhờ tiêu hao điện tích tĩnh điện, nhờ đó tránh được rủi ro phát tia lửa điện, ví dụ hơi và các chất dễ cháy và rủi ro do điện giật do các thiết bị điện hoặc các bộ phận cơ thể chưa được loại trừ hoàn toàn khỏi nguy cơ bị điện giật. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giày ủng chống tĩnh điện không thể bảo đảm sự bảo vệ thích hợp khi bị điện giật mà chỉ cách điện giữa bàn chân và nền nhà. Nếu nguy cơ điện giật không được loại trừ hoàn toàn thì rất cần các biện pháp phòng ngừa bổ sung. Các biện pháp này cũng như các thử nghiệm bổ sung được nêu dưới đây phải là công việc thường xuyên để ngăn ngừa tai nạn ở nơi làm việc.

Kinh nghiệm cho thấy rằng, với mục đích chống tĩnh điện, việc phóng điện qua sản phẩm thường phải có điện trở nhỏ hơn 1 000 MW ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình sử dụng của nó. Giá trị 100 kW được quy định như là giới hạn điện trở nhỏ nhất của sản phẩm khi còn mới để đảm bảo một vài sự bảo vệ có giới hạn với điện giật nguy hiểm hay bốc cháy trong trường hợp các thiết bị điện bị hư hỏng khi làm việc ở điện áp đến 250 V.

Tuy nhiên, trong các điều kiện nhất định, người sử dụng phải nhận thức là giày ủng có thể không đảm bảo sự bảo vệ đầy đủ và các điều khoản bổ sung để bảo vệ người sử dụng phải được thực hiện trong mọi lúc.

Điện trở của loại giày ủng này có thể bị thay đổi đáng kể khi uốn, bị bẩn hay bị ẩm ướt. Giày ủng sẽ không đáp ứng được các công dụng dự định nếu sử dụng ở điều kiện ẩm ướt.

Do vậy, cần phải đảm bảo là giày ủng chống tĩnh điện có khả năng thực thi các chức năng được thiết kế là tiêu hao tĩnh điện và có một vài sự bảo vệ trong toàn bộ quá trình sử dụng của nó. Người sử dụng nên thực hiện việc kiểm tra độ cách điện trong nhà và thực hiện nó thường xuyên, định kỳ.

Giày ủng loại I có thể hấp thụ hơi ẩm nếu được sử dụng trong thời gian dài và trong điều kiện ẩm ướt nó có thể trở thành giày ủng dẫn điện.

Nếu giày ủng được sử dụng trong điều kiện vật liệu làm đế bị bẩn, người sử dụng phải thường xuyên kiểm tra các đặc tính điện của giày ủng trước khi đi vào khu vực nguy hiểm.

Nơi giày ủng chống tĩnh điện được sử dụng, yêu cầu điện trở của nền nhà phải ở mức không làm mất tác dụng bảo vệ của giày ủng.

Khi sử dụng, không có yếu tố cách điện nào ngoại trừ bít tất thông thường, phải được dùng giữa đế trong của giày ủng và bàn chân của người sử dụng. Nếu có lót mặt nào đó được đưa vào giữa đế trong và bàn chân thì tổ hợp giày ủng / lót mặt phải được kiểm tra về các đặc tính điện của nó."

Giày ủng cách điện

Giày ủng có đặc tính cách điện bảo vệ có giới hạn chống lại sự tiếp xúc vô ý với các thiết bị điện nguy hiểm và vì vậy mỗi đôi giày ủng cách điện phải được cung cấp với một phiếu đính kèm có phần lời như sau.

- Giày ủng cách điện phải được sử dụng nếu có nguy cơ bị điện giật, ví dụ nguy hiểm từ thiết bị điện đang làm việc.

- Giày ủng cách điện không thể bảo vệ 100 % khỏi bị điện giật và các giới hạn bổ sung để tránh rủi ro này là cần thiết. Các giới hạn này, cũng như những thử nghiệm bổ sung được nêu ra dưới đây phải là công việc thường xuyên trong quá trình đánh giá rủi ro.

- Điện trở của giày ủng phải đáp ứng các yêu cầu trong EN 50321:1999, điều 6.3 tại mọi thời điểm trong thời gian sử dụng của nó.

- Mức độ bảo vệ có thể bị ảnh hưởng trong quá trình sử dụng, bởi:

+ Giày ủng bị phá huỷ do các vết khía, cắt, bị ăn mòn hoặc nhiễm bẩn hoá chất, cần phải kiểm tra thường xuyên, không sử dụng giày ủng đã dùng và bị phá huỷ.

+ Giày ủng loại I có thể hấp thụ hơi ẩm nếu sử dụng trong thời gian dài và trong điều kiện ẩm ướt nó có thể trở thành giày ủng dẫn điện.

- Nếu giày ủng được sử dụng trong điều kiện vật liệu làm đế bị bẩn, ví dụ do hoá chất, phải cẩn thận khi đi vào các khu vực nguy hiểm vì nó có thể ảnh hưởng đến các đặc tính điện của giày.

- Người sử dụng nên trang bị các phương tiện thích hợp để kiểm tra và thử các đặc tính cách điện của giày ủng trong khi làm việc.

Quy định chung về yêu cầu cơ bản đối với giày ủng an toàn là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 5.1 Mục 5 TCVN 7652:2007 về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giày ủng an toàn có quy định về quy định chung đối với giày ủng an toàn như sau:

Giày ủng an toàn phải tuân theo các yêu cầu cơ bản được nêu trong bảng 2 và một trong 5 lựa chọn được nêu ra trong bảng 3.

Giày ủng không có cả đế trong và lót mặt hoặc không có đế trong nhưng có lót mặt có thể tháo được không tuân theo tiêu chuẩn này.

Bảng 2 – Yêu cầu cơ bản đối vối giày ủng an toàn

tcvn

Xem chi tiết Bảng 2 – Yêu cầu cơ bản đối vối giày ủng an toàn: TẢI VỀ.

Giày ủng an toàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Lót mặt của giày ủng an toàn cần ghi thông tin gì theo TCVN 7652:2007?
Lao động tiền lương
Giày ủng an toàn yêu cầu bổ sung cho các ứng dụng đặc biệt với các ký hiệu tương ứng khi ghi nhãn theo TCVN 7652:2007 là gì?
Lao động tiền lương
Phân loại ghi nhãn của giày ủng an toàn theo TCVN 7652:2007 là gì?
Lao động tiền lương
Đặc tính điện của giày ủng an toàn cần được cung cấp thông tin như thế nào?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn ghi đặc tính điện của giày ủng an toàn theo TCVN 7652:2007 như thế nào?
Lao động tiền lương
Giày ủng an toàn là gì? Yêu cầu cơ bản đối với giày ủng an toàn là gì?
Lao động tiền lương
Mũ giày ủng an toàn cần đáp ứng yêu cầu gì theo TCVN 7652:2007?
Lao động tiền lương
Đế trong và lót mặt của giày ủng an toàn cần đáp ứng yêu cầu theo TCVN 7652:2007 ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giày ủng an toàn
362 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giày ủng an toàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giày ủng an toàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào