Hướng dẫn cách viết kết quả khắc phục hạn chế khuyết điểm và ưu điểm kết quả đạt được trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm mẫu 2A, mẫu 2B dành cho CBCCVC?
Tải mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm mẫu 2A và mẫu 2B ở đâu?
Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm dành cho CBCCVC hiện tại là mẫu 02A và mẫu 02B ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023. Cụ thể:
Một phần mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm dành cho CBCCVC không giữ chức lãnh đạo, quản lý
Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm mẫu 02A dành cho CBCCVC không giữ chức lãnh đạo, quản lý Tải
Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm dành cho CBCCVC giữ chức lãnh đạo, quản lý
Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm mẫu 02B dành cho CBCCVC giữ chức lãnh đạo, quản lý Tải
Hướng dẫn cách viết kết quả khắc phục hạn chế khuyết điểm và ưu điểm kết quả đạt được trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm mẫu 2A, mẫu 2B dành cho CBCCVC?
Hướng dẫn cách viết kết quả khắc phục hạn chế khuyết điểm và ưu điểm kết quả đạt được trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm mẫu 2A, mẫu 2B dành cho CBCCVC?
- Đối với Mục III "Kết quả khắc phục hạn chế khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước"
CBCCVC cần kiểm điểm rõ từng hạn chế khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan.
Sau đó tự đánh giá cấp độ thực hiện Xuất sắc > Tốt > Trung bình > Kém.
Có thể tham khảo về cách viết kết quả khắc phục hạn chế khuyết điểm của đảng viên là CBCCVC sau đây:
- Tích cực tham gia đào tạo và phát triển năng lực cá nhân theo Chỉ thị 05-CT/TW năm 2015 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các quy định về trách nhiệm nêu gương. Từ đó làm việc hiệu quả hơn trong vai trò của mình, có thể áp dụng một cách phù hợp kiến thức chuyên môn, kỹ năng vào công việc hàng ngày;
- Thay đổi tư duy, đã áp dụng những kiến thức mới và kỹ năng mà họ đã học được vào công việc, tạo ra những ý tưởng sáng tạo, giải pháp giải quyết vấn đề.
- Nâng cao tinh thần làm việc nhờ vào thay đổi môi trường làm việc tích cực, lành mạnh. Mọi người tại đơn vị làm việc có hiệu quả, tự tin phê bình, tự phê bình và được đánh giá hiệu suất làm việc công bằng.
- Giải quyết tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Kịp thời cho ý kiến về chủ trương, định hướng xử lý, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp. Giải quyết dứt điểm những đơn thư tồn động trong năm... Đảm bảo ổn định hình hình an ninh trật tự tại đơn vị, đặc biệt trong thời gian nghỉ lễ, sự kiện chính trị.
- Thực hiện sắp xếp thời gian để dự sinh hoạt định kỳ của chi bộ được phân công đầy đủ.
Đối với Mục I "Ưu điểm kết quả đạt được"
Có thể tham khảo cách viết ưu điểm kết quả đạt được trong mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm dành cho CBCCVC như sau:
(1) Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm; tác phong, lề lối làm việc. Liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Tự đánh giá theo các cấp độ:
Sau đó, có thể tham khảo các tiêu chí sau để điền:
- Phẩm chất chính trị: Trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…
- Phẩm chất đạo đức, lối sống: Giữ gìn đạo đức, lối sống; Có tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực…
- Ý thức tổ chức kỷ luật: Chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện nghiêm túc những điều Đảng viên không được làm; sinh hoạt và đóng đảng phí đầy đủ; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân và thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú…
- Tác phong, lề lối làm việc: Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; có tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.
- Đấu tranh phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân. (Đối chiếu với 27 biểu hiện, cá nhân tự nhận diện): Tự liên hệ với các biểu hiện như: Không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn; Đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức;...
(2) Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.
- Tự đánh giá theo các cấp độ:
- Sau đó, có thể tham khảo các tiêu chí sau để điền:
+ Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định (đảng, chính quyền, đoàn thể).
+ Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm. Đối với đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức cần làm rõ về khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm; tinh thần đổi mới, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm; ý thức, thái độ phục vụ nhân dân...
+ Kết quả đánh giá, xếp loại các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý trực tiếp; kết quả đánh giá tín nhiệm định kỳ (nếu có).
(3) Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; thực hiện chức trách, nhiệm vụ; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý; khả năng quy tụ, xây dựng đoàn kết nội bộ.
- Tự đánh giá theo các cấp độ:
- Sau đó, có thể tham khảo các tiêu chí sau để điền:
+ Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.
(4) Trách nhiệm trong công việc; tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực hiện nhiệm vụ.
- Tự đánh giá theo các cấp độ:
- Sau đó, có thể tham khảo các tiêu chí sau để điền:
+ Nêu cao ý thức trách nhiệm, tận tụy với công việc; lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực học tập, nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng có hiệu quả các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong lao động, sản xuất, công tác.
+ Chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đôi với làm, đã nói thì phải làm.
+ Hiểu và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; làm việc có nguyên tắc, kỷ cương, có lý, có tình; không lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi giải quyết công việc; chống các hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, chạy thi đua và các biểu hiện tiêu cực khác.
+ Kiên quyết chống tư tưởng cục bộ, bè phái và các biểu hiện cơ hội, thực dụng vì lợi ích cá nhân, "lợi ích nhóm".
(5) Trách nhiệm nêu gương của bản thân và gia đình; việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên.
- Tự đánh giá theo các cấp độ:
- Sau đó, có thể tham khảo các tiêu chí sau để điền:
Về tư tưởng chính trị:
+ Kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Ðảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đi đầu trong đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
+ Gương mẫu trong thực hiện, tuyên truyền và bảo vệ chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của Ðảng, Nhà nước và của nhân dân.
Về đạo đức, lối sống, tác phong:
+ Thực hiện nghiêm Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm và Hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc thực hiện Quy định này.
+ Ði đầu trong đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; sẵn sàng nhận và chịu trách nhiệm khi tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và quyết tâm sửa chữa, khắc phục.
+ Nêu gương về đức khiêm tốn, giản dị; tác phong sâu sát thực tế, gần gũi để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng, trước hết trong tổ chức, cơ quan, đơn vị công tác và nơi cư trú.
+ Kiên quyết không nhận quà biếu với động cơ vụ lợi dưới mọi hình thức; không để cho người thân lợi dụng quyền hạn và ảnh hưởng của mình để trục lợi.
Về tự phê bình, phê bình:
+ Người đứng đầu phải là tấm gương tự phê bình và phê bình để cấp dưới làm theo.
+ Trong tự phê bình và phê bình phải thực sự cầu thị, tự giác, trung thực, chân thành, công tâm, không hữu khuynh, né tránh, chạy theo chủ nghĩa thành tích; khi có khuyết điểm phải nhận khuyết điểm và phải có kế hoạch sửa chữa.
- Có tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau; thẳng thắn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt; kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện lợi dụng phê bình với động cơ xấu.
Về quan hệ với nhân dân:
+ Nêu cao ý thức phục vụ nhân dân; làm việc với thái độ khách quan, công tâm, tập trung sức giải quyết những lợi ích chính đáng của nhân dân; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, chủ động đối thoại với nhân dân và cán bộ dưới quyền.
+ Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.
+ Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện vô cảm, quan liêu, cửa quyền, hách dịch và các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân.
Về trách nhiệm trong công tác
+ Nêu cao ý thức trách nhiệm, tận tụy với công việc; lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực học tập, nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng có hiệu quả các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong lao động, sản xuất, công tác.
+ Hiểu và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; làm việc có nguyên tắc, kỷ cương, có lý, có tình; không lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi giải quyết công việc; chống các hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, chạy thi đua và các biểu hiện tiêu cực khác.
Về ý thức tổ chức kỷ luật
+ Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật trong tổ chức, cơ quan, đơn vị.
+ Gương mẫu chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định, sự phân công, điều động của tổ chức; đi đầu thực hiện nền nếp, chế độ sinh hoạt đảng, các nội quy, quy chế, quy định của tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Về đoàn kết nội bộ:
+ Hết lòng chăm lo xây dựng và tăng cường đoàn kết nội bộ; quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của quần chúng trong cơ quan, đơn vị, địa phương; công tâm với cán bộ dưới quyền; hợp tác với đồng chí, đồng nghiệp để không ngừng tiến bộ.
+ Chân thành giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp trong công tác và trong cuộc sống; bảo vệ uy tín, danh dự chính đáng của đồng chí, đồng nghiệp; không tranh công, đổ lỗi, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, khuyết điểm cho người khác.
+Tích cực tham gia xây dựng tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội nơi công tác; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện chia rẽ, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ và trong nhân dân.
(6) Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm
Có thể tham khảo các tiêu chí sau để điền:
+ Luôn cao lên tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ; đổi mới phương pháp làm việc và lối sống; tuân thủ và bảo vệ, tuyên truyền, kêu gọi cán bộ, đảng viên, gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
+ Chủ động học tập để nâng cao trình độ và năng lực công tác; hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao .
+ Bản thân luôn thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hàng năm. Không ngừng “Học tập và làm theo tấm gương theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, để có lối sống trong sáng, đúng mực, xứng đáng của một người giáo viên.
CBCCVC có trách nhiệm gì trong kiểm điểm cuối năm?
Căn cứ tại Điều 8 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định:
Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm
1. Đối với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu
1.1. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm điểm hằng năm tại địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị mình phụ trách.
1.2. Yêu cầu bổ sung các nội dung kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý khi cần thiết.
1.3. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch khắc phục hạn chế, yếu kém, khuyết điểm sau kiểm điểm.
2. Đối với cá nhân
2.1. Phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, nêu cao trách nhiệm, sự gương mẫu trong kiểm điểm.
2.2. Kiểm điểm trung thực, thẳng thắn, khách quan, thực chất các nội dung theo quy định.
3. Cấp ủy cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thẩm định kết quả kiểm điểm của cấp dưới theo phân cấp quản lý cán bộ; kịp thời gợi ý kiểm điểm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan; yêu cầu cấp dưới kiểm điểm lại khi chưa bảo đảm nội dung yêu cầu theo quy định.
Theo đó, trách nhiệm của CBCCVC trong kiểm điểm cuối năm là:
- Phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, nêu cao trách nhiệm, sự gương mẫu trong kiểm điểm.
- Kiểm điểm trung thực, thẳng thắn, khách quan, thực chất các nội dung theo quy định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?
- Năm 2025, tăng lương giáo viên các cấp được Chính phủ đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi và cân đối được nguồn có đúng không?