Hợp đồng phụ là gì? Ví dụ về hợp đồng phụ? Ký hợp đồng lao động với người lao động kèm hợp đồng phụ được không?
Hợp đồng phụ là gì?
Theo Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Các loại hợp đồng chủ yếu
Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Ngoài ra theo Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Hợp đồng vô hiệu
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Theo đó hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính (không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ).
Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Hợp đồng phụ là gì? Ví dụ về hợp đồng phụ? Ký hợp đồng lao động với người lao động kèm hợp đồng phụ được không? (Hình từ Internet)
Ví dụ về hợp đồng phụ?
Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính, dưới đây là một số ví dụ về hợp đồng phụ:
- Hợp đồng bảo dưỡng máy tính: A mua của B 100 chiếc máy tính và thuê B bảo dưỡng cho số máy tính đó trong thời gian sử dụng. Hợp đồng chính giữa A và B là hợp đồng mua bán, còn hợp đồng bảo dưỡng là hợp đồng phụ.
- Hợp đồng thế chấp tài sản: Giữa hợp đồng vay tài sản và hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng vay. Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chính, còn hợp đồng thế chấp tài sản là hợp đồng phụ. Nếu hợp đồng vay vô hiệu, hợp đồng thế chấp cũng sẽ vô hiệu.
- Hợp đồng vận chuyển: A và B ký hợp đồng mua bán máy móc, đồng thời ký hợp đồng vận chuyển máy móc từ địa điểm C đến địa điểm D. Nếu hợp đồng mua bán vô hiệu, hợp đồng vận chuyển cũng sẽ chấm dứt.
- Hợp đồng gia công sản phẩm: Công ty A ký hợp đồng sản xuất với Công ty B để sản xuất một số lượng lớn sản phẩm. Tuy nhiên, Công ty B không có đủ năng lực để hoàn thành toàn bộ dự án nên họ ký hợp đồng phụ với Công ty C để gia công một phần sản phẩm.
- Hợp đồng dịch vụ bảo vệ: Một công ty tổ chức sự kiện (Công ty A) ký hợp đồng với một công ty bảo vệ (Công ty B) để cung cấp dịch vụ bảo vệ cho sự kiện của họ. Công ty B sau đó ký hợp đồng phụ với một công ty bảo vệ khác (Công ty C) để cung cấp thêm nhân lực bảo vệ cho sự kiện.
- Hợp đồng thiết kế và xây dựng: Một công ty xây dựng (Công ty A) ký hợp đồng với một khách hàng để xây dựng một tòa nhà. Công ty A sau đó ký hợp đồng phụ với một công ty thiết kế (Công ty B) để thiết kế kiến trúc cho tòa nhà đó.
- Hợp đồng cung cấp nguyên liệu: Một nhà sản xuất (Công ty A) ký hợp đồng với một nhà cung cấp (Công ty B) để cung cấp nguyên liệu sản xuất. Công ty B sau đó ký hợp đồng phụ với một nhà cung cấp khác (Công ty C) để đảm bảo đủ số lượng nguyên liệu cần thiết.
Ký hợp đồng lao động với người lao động kèm hợp đồng phụ được không?
Theo Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
...
Theo đó Bộ luật Lao động 2019 không quy định được phép ký hợp đồng lao động với người lao động kèm hợp đồng phụ, tuy nhiên người sử dụng lao động và người lao động có thể sử dụng phụ lục hợp đồng lao động theo Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định để thay thế.
Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?