Hồi hương là gì? Chế độ hồi hương thuyền viên hiện nay như thế nào?
Chế độ hồi hương thuyền viên hiện nay là gì?
Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật giải thích hồi hương là gì, tuy nhiên có thể hiểu hồi hương thuyền viên là việc thuyền viên của một quốc gia trở lại đất nước mà thuyền viên đó có Quốc tịch.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Hồi hương thuyền viên
1. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán chi phí trong trường hợp sau đây:
a) Hợp đồng lao động của thuyền viên hết hạn;
b) Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động hàng hải cần phải hồi hương;
c) Tàu bị chìm đắm;
d) Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu;
đ) Tàu hoạt động tại khu vực chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu;
e) Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
2. Trường hợp thuyền viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải thì chủ tàu vẫn phải có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên về đúng nơi quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên nhưng thuyền viên phải hoàn trả chi phí cho chủ tàu.
...
Theo đó, thuyền viên được quyền hồi hương và được chủ tàu thanh toán chi phí hồi hương trong những trường hợp sau:
- Hợp đồng lao động của thuyền viên hết hạn;
- Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động hàng hải cần phải hồi hương;
- Tàu bị chìm đắm;
- Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu;
- Tàu hoạt động tại khu vực chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu;
- Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
Bên cạnh đó, nếu thuyền viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải thì thuyền viên phải hoàn trả chi phí hồi hương cho chủ tàu.
Hồi hương là gì? Chế độ hồi hương thuyền viên hiện nay như thế nào?
(Hình từ Internet)
Trách nhiệm thực hiện hồi hương thuyền viên của chủ tàu như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều 66 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Hồi hương thuyền viên
...
4. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương bằng các phương tiện phù hợp và thuận lợi. Thuyền viên hồi hương được đưa tới địa điểm quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên hoặc địa điểm nơi thuyền viên cư trú.
5. Thời hiệu khiếu nại liên quan đến hồi hương của thuyền viên là 01 năm kể từ ngày hồi hương.
6. Chủ tàu có trách nhiệm lưu giữ trên tàu bản sao và cung cấp cho thuyền viên các văn bản pháp luật quy định về hồi hương.
7. Chủ tàu có trách nhiệm bảo đảm tài chính để chi trả cho thuyền viên khi hồi hương theo quy định của pháp luật.
8. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải thu xếp cho thuyền viên hồi hương, chủ tàu có trách nhiệm hoàn trả các chi phí đó.
Theo đó, trách nhiệm hồi hương thuyền viên là của chủ tàu, bao gồm:
- Trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương bằng các phương tiện phù hợp và thuận lợi;
- Trách nhiệm đưa thuyền viên hồi hương được tới địa điểm được quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên với chủ tàu hoặc địa điểm nơi thuyền viên cư trú;
- Trách nhiệm lưu giữ trên tàu bản sao và cung cấp cho thuyền viên các văn bản pháp luật quy định về hồi hương;
- Trách nhiệm bảo đảm về tài chính để chi trả chi phí cho thuyền viên khi hồi hương;
- Trách nhiệm hoàn trả các chi phí hồi hương khi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải thu xếp cho thuyền viên hồi hương.
Chủ tàu có thể thỏa thuận chế độ hồi hương thuyền viên bằng lời nói hay không?
Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Hợp đồng lao động của thuyền viên
1. Trước khi làm việc trên tàu biển, thuyền viên và chủ tàu phải ký kết hợp đồng lao động.
2. Hợp đồng lao động của thuyền viên phải bao gồm nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và phải có nội dung sau đây:
a) Việc hồi hương của thuyền viên;
b) Bảo hiểm tai nạn;
c) Tiền thanh toán nghỉ hàng năm;
d) Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo đó, trước khi làm việc trên tàu thì thuyền viên và chủ tàu phải ký hợp đồng lao động. Trong hợp đồng lao động phải có nội dung về việc hồi hương của thuyền viên.
Như vậy, việc hồi hương của thuyền viên không được thỏa thuận bằng lời nói mà phải được thể hiện trong hợp đồng lao động của thuyền viên.
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTTAL/lao-dong-1678.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTTAL/lao-dong-1677.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTT/30-5/hinh-30-5-17.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTT/21-5-24/hinh-21-5-24-15.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DVM/2303/lao-dong-278.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DVM/2303/lao-dong-264.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/LTH/0323/nguoi-lao-dong-1-29.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/LTH/0323/nguoi-lao-dong-1-28.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Chỉ tăng lương hưu trong năm 2025 cho các đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo đề xuất Chính phủ khi kinh tế xã hội thay đổi thế nào?
- Tiếp tục điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 (tăng tiền lương khu vực công) theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ được Chính phủ đề xuất trong trường hợp nào?
- CBCCVC có thuộc đối tượng áp dụng Nghị định 178 về tinh giản biên chế không? Thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với CBCCVC nào?
- Thống nhất lương mới trong chính sách cải cách tiền lương của CBCCVC không thấp hơn mức lương nào?
- Chốt bảng lương mới áp dụng cho Đại úy quân nhân chuyên nghiệp khi cải cách tiền lương có mức lương mới là mức lương nào?