Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền không?
- Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền không?
- Yêu cầu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền trong khi đã lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động được không?
- Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là bao lâu?
Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền không?
Căn cứ theo Điều 191 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
a) Hòa giải viên lao động;
b) Hội đồng trọng tài lao động;
c) Tòa án nhân dân.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Chiếu theo quy định trên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
- Hòa giải viên lao động;
- Hội đồng trọng tài lao động;
- Tòa án nhân dân.
Như vậy, Hội đồng trọng tài lao động hoàn toàn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.
Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền không?
Yêu cầu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền trong khi đã lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động được không?
Căn cứ theo Điều 193 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Hội đồng trọng tài lao động
1. Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, căn cứ vào quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác, Ban trọng tài phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
Đối với tranh chấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật này mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết mà lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại Điều này thì trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.
5. Khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
6. Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Chiếu theo quy định trên, trường hợp các bên đã lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động thì trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là bao lâu?
Liên quan đến vấn đề này, Điều 194 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
Như vậy, theo quy định trên, thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTK/2025/thang-02/06/ldtl-9.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/laodongtienluong/20230301/BY/2024/21-10-2024/tranh-chap.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/laodongtienluong/20230301/BY/2024/05-09-2024/hinh-anh-4816.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/laodongtienluong/20230301/BY/2024/05-09-2024/hinh-anh-4812.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTT/27-8/Hinh-27-8-8.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/LLT/ngoai-gio/Hinh-789.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/LLT/ngoai-gio/Hinh-786.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTT/10-6/hinh-10-6-4.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTT/06-6/hinh-06-6-10.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/laodongtienluong/20230301/BY/2024/27-05-24/hinh-anh-3694.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Chốt bảng lương mới áp dụng cho Đại úy quân nhân chuyên nghiệp khi cải cách tiền lương có mức lương mới là mức lương nào?
- Chốt 01 bảng lương mới chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) khi cải cách tiền lương xây dựng theo 02 nguyên tắc nào?
- 02 mức lương dự kiến thay mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng áp dụng cho CBCCVC và LLVT trong giai đoạn trước và sau khi cải cách tiền lương cụ thể thế nào?
- Lời chúc Valentine 2025 hay, ý nghĩa nhất? Người lao động có được về sớm vào ngày Valentine không?
- Cải cách tiền lương: Toàn bộ bảng lương mới của giáo viên các cấp từ mầm non đến THPT là viên chức thay thế mức lương cơ sở và hệ số lương là mức lương gì?