Học ngành tâm lý học làm viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được không?
Tốt nghiệp ngành tâm lý học có thể làm viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được không?
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT quy định:
Nhiệm vụ và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành hỗ trợ giáo dục người khuyết tật hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên một trong các ngành, nghề thuộc lĩnh vực, nhóm ngành, nghề: Đào tạo giáo viên, Tâm lý học, Công tác xã hội, Sức khỏe (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội);
b) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo quy định.
...
Theo đó có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên các chuyên ngành hoặc nhóm ngành nghề sau có thể làm viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật:
+ Chuyên ngành hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
+ Nhóm ngành, nghề: Đào tạo giáo viên, Tâm lý học, Công tác xã hội, Sức khỏe (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội).
Như vậy tốt nghiệp cao đẳng trở lên ngành tâm lý học (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đã đủ tiêu chuẩn đào tạo đối với viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
Học ngành tâm lý học làm viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được không? (Hình từ Internet)
Viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật có nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT quy định:
Nhiệm vụ và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
1. Nhiệm vụ
a) Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục cho người khuyết tật;
b) Thực hiện chương trình, kế hoạch hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo yêu cầu và quy định của đơn vị;
c) Hỗ trợ người khuyết tật học tập và rèn luyện kỹ năng đặc thù, kỹ năng sống phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật;
d) Hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục người khuyết tật;
đ) Phối hợp với giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm đánh giá người khuyết tật;
e) Tham gia huy động người khuyết tật đến trường học tập;
g) Hỗ trợ, tư vấn cho gia đình người khuyết tật và cộng đồng về kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục người khuyết tật;
h) Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
...
Theo đó viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật có các nhiệm vụ như sau:
- Viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật có nhiệm vụ tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục cho người khuyết tật;
- Thực hiện các chương trình, kế hoạch để hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo yêu cầu và quy định của đơn vị;
- Tiến hành hỗ trợ người khuyết tật học tập và rèn luyện kỹ năng đặc thù, kỹ năng sống sao cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật;
- Hỗ trợ cho giáo viên trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục người khuyết tật;
- Phối hợp với giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm trong quá trình đánh giá người khuyết tật;
- Tham gia họa động huy động người khuyết tật đến trường học tập;
- Hỗ trợ, tư vấn cho gia đình của người khuyết tật và cộng đồng về kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục cho người khuyết tật;
- Chủ động hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm;
- Ngoài ra viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật còn thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
Hệ số lương của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 21/2023/TT-BGDĐT quy định:
Xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật quy định tại Thông tư này được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89 quy định tại Bảng 3 (bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
...
Theo đó hệ số lương của viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?