Hồ sơ, thủ tục chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động như thế nào?
Khi nào người sử dụng lao động được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp do người lao động bị tai nạn lao động?
Tại Điều 12 Nghị định 88/2020/NĐ-CP có quy định:
Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:
1. Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;
2. Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi;
3. Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:
- Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;
- Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi;
- Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Hồ sơ, thủ tục chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động gồm được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động tối đa bao nhiêu?
Theo Điều 13 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với người sử dụng lao động có người lao động bị tai nạn lao động như sau:
Mức và thẩm quyền quyết định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
1. Học phí quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính trên cơ sở giá dịch vụ đào tạo nghề theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ cho từng đối tượng như sau:
a) Mức hỗ trợ tối đa là 50% mức học phí, nhưng không quá 15 lần mức lương cơ sở;
b) Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định mức chi phí hỗ trợ công ty có lao động bị tai nạn lao động thuộc các trường hợp được nhận hỗ trợ theo quy định pháp luật với mức hỗ trợ tối đa là 50% mức học phí, nhưng không quá 15 lần mức lương cơ sở.
Hồ sơ, thủ tục chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn được quy định như thế nào?
Về hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
Căn cứ Điều 14 Nghị định 88/2020/NĐ-CP hồ sơ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động bao gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 03 tại Phụ lục của Nghị định 88/2020/NĐ-CP.
- Bản sao có chứng thực Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
- Bản sao có chứng thực các chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo theo quy định.
Về trình tự giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
Căn cứ Điều 15 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động như sau:
- Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 88/2020/NĐ-CP cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 04 tại Phụ lục của Nghị định 88/2020/NĐ-CP và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người sử dụng lao động. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
Theo đó, trường hợp công ty có người lao động bị tai nạn sẽ được hỗ trợ chi phí chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động này với điều kiện công ty phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu đề nghị hỗ trợ và thực hiện theo đúng quy trình mà pháp luật quy định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?