Hồ sơ thanh toán kinh phí đào tạo bồi dưỡng của công chức viên chức Bộ Tư pháp gồm những gì?
Hồ sơ thanh toán kinh phí đào tạo bồi dưỡng của công chức viên chức Bộ Tư pháp gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022 quy định như sau:
Hồ sơ, thủ tục thanh toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
1. Giấy đề nghị thanh toán.
2. Bán chụp Quyết định hoặc Công văn cử đi học của cơ quan có thẩm quyền.
3. Thông báo, giấy triệu tập đi học của cơ sở đào tạo (ghi rõ các khoản học phí, tài liệu phải nộp cho cơ sở đào tạo và thời gian tập trung học tập).
4. Chứng từ, hóa đơn hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính có liên quan đến các kinh phí đi học.
Theo đó, hồ sơ thanh toán kinh phí đào tạo bồi dưỡng của công chức viên chức Bộ Tư pháp gồm:
- Giấy đề nghị thanh toán.
- Bán chụp Quyết định hoặc Công văn cử đi học của cơ quan có thẩm quyền.
- Thông báo, giấy triệu tập đi học của cơ sở đào tạo (ghi rõ các khoản học phí, tài liệu phải nộp cho cơ sở đào tạo và thời gian tập trung học tập).
- Chứng từ, hóa đơn hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính có liên quan đến các kinh phí đi học.
Hồ sơ thanh toán kinh phí đào tạo bồi dưỡng của công chức viên chức Bộ Tư pháp gồm những gì? (Hình từ Internet)
Kinh phí đào tạo bồi dưỡng công chức viên chức Bộ Tư pháp được lấy từ ngân sách nhà nước đúng không?
Căn cứ theo Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022 quy định như sau:
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
1. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức do ngân sách nhà nước cấp, kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng công chức, của công chức, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo các Chương trình, Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Theo đó, đối với việc đào tạo bồi dưỡng công chức Bộ Tư pháp thì ngoài nguồn ngân sách nhà nước, kinh phí đào tạo bồi dưỡng còn được lấy từ kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng công chức, của công chức, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Đối với kinh phí đào tạo bồi dưỡng viên chức Bộ Tư pháp thì được lấy từ viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo các Chương trình, Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền cử công chức viên chức Bộ Tư pháp thuộc về ai?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022, thẩm quyền cử công chức viên chức Bộ Tư pháp đi đào tạo bồi dưỡng thuộc về:
- Bộ trưởng quyết định cử công chức, viên chức đi học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tương ứng với các đối tượng sau:
+ Chương trình đào tạo sau đại học và bồi dưỡng ở nước ngoài cho công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ, trừ các đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022;
+ Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước đối với Thứ trưởng và tương đương, Vụ trưởng và tương đương các đơn vị thuộc Bộ.
- Thứ trưởng được phân công phụ trách lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức quyết định cử công chức, viên chức đi học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước tương ứng với các đối tượng sau:
+ Chương trình đào tạo sau đại học ở trong nước cho công chức, viên chức từ Phó Vụ trưởng và tương đương trở xuống các đơn vị thuộc Bộ, trừ các đối tượng quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022;
+ Chương trình bồi dưỡng ở trong nước cho công chức, viên chức là Phó Vụ trưởng và tương đương các đơn vị thuộc Bộ.
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ: được Bộ trưởng phân cấp quyết định cử công chức đi học các chương trình đào tạo lý luận chính trị, bồi dưỡng ở trong nước tương ứng với các đối tượng là công chức từ Trưởng phòng và tương đương trở xuống của các đơn vị thuộc Bộ, trừ Cục Công tác phía Nam.
- Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam: được Bộ trưởng phân cấp quyết định cử công chức, viên chức từ Trưởng phòng và tương đương trở xuống của đơn vị đi học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước, trừ các đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BTP năm 2022.
- Thủ trưởng đơn vị có đơn vị sự nghiệp: được Bộ trưởng phân cấp quyết định cử viên chức của đơn vị đi học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước.
- Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội và Giám đốc Học viện Tư pháp: được Bộ trưởng phân cấp quyết định cử viên chức từ Trưởng phòng và tương đương trở xuống của đơn vị đi học các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài.
- Lãnh đạo Bộ hoặc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ: quyết định cử công chức, viên chức của các đơn vị đi đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và thẩm quyền phân cấp tương ứng trong trường hợp cơ sở đào tạo, bồi dưỡng yêu cầu việc chọn, cử phải do Bộ Tư pháp thực hiện.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?