Hồ sơ đề nghị hưởng phụ cấp khu vực theo quy định mới nhất gồm những gì?
Ai được hưởng phụ cấp khu vực?
Theo quy định tại Mục I Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLDTBXH-BTC-UBDT đối tượng được hưởng phụ cấp khu vực bao gồm:
(1) Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
(2). Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn.
(3) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
(4) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
(5) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
(6) Những người làm việc trong các công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển và bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty nhà nước), gồm:
- Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị; thành viên Ban kiểm soát.
- Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng (không kể Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng).
- Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh; viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên thừa hành, phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 44/2003/NĐ-CP (có hiệu lực từ 11/06/2003 đến 01/07/2013) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
(7) Những người nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng trợ cấp hàng tháng thay lương.
(8) Thương binh (kể cả thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh), bệnh binh hưởng trợ cấp hàng tháng mà không phải là người hưởng lương, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Hồ sơ đề nghị hưởng phụ cấp khu vực theo quy định mới nhất gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị hưởng phụ cấp khu vực theo quy định mới nhất gồm những gì?
Căn cứ theo hồ sơ đề nghị giải quyết được thực hiện theo tiết b tiểu mục 1 Mục III Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT có quy định:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
...
b. Hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng phụ cấp khu vực gồm các nội dung sau:
Địa bàn đề nghị hưởng phụ cấp khu vực (xã, phường, thị trấn; ranh giới cơ quan, đơn vị, công ty nhà nước), thuyết minh và phân định rõ địa giới hành chính của đơn vị đề nghị hưởng phụ cấp khu vực, vẽ bản đồ địa giới hành chính xã, phường, thị trấn (hoặc cơ quan, đơn vị, công ty nhà nước giáp ranh với nhiều xã, phường, thị trấn) với đường giao thông thuỷ, bộ, độ cao hoặc thấp so với mặt nước biển;
Thuyết minh cụ thể các yếu tố liên quan đến việc xác định hưởng phụ cấp khu vực, mức phụ cấp khu vực đang hưởng của các xã lân cận (nếu có) và mức phụ cấp khu vực đề nghị được áp dụng;
Dự tính số lượng đối tượng hưởng phụ cấp khu vực trên địa bàn và nhu cầu kinh phí để thực hiện việc điều chỉnh hoặc bổ sung phụ cấp khu vực cho các đối tượng có liên quan trên địa bàn (trong đó tính riêng cho số đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp, hàng tháng từ ngân sách nhà nước).
Theo đó, trong hồ sơ đề nghị giải quyết phụ cấp khu vực của cán bộ cấp huyện bao gồm:
- Địa bàn đề nghị hưởng phụ cấp khu vực, thuyết minh và phân định rõ địa giới hành chính của đơn vị đề nghị hưởng phụ cấp khu vực, vẽ bản đồ địa giới hành chính với đường giao thông thuỷ, bộ, độ cao hoặc thấp so với mặt nước biển;
- Thuyết minh cụ thể các yếu tố liên quan đến việc xác định hưởng phụ cấp khu vực, mức phụ cấp khu vực đang hưởng của các xã lân cận (nếu có) và mức phụ cấp khu vực đề nghị được áp dụng;
- Dự tính số lượng đối tượng hưởng phụ cấp khu vực trên địa bàn và nhu cầu kinh phí để thực hiện việc điều chỉnh hoặc bổ sung phụ cấp khu vực cho các đối tượng có liên quan trên địa bàn.
Mức phụ cấp khu vực được tính theo công thức nào?
Căn cứ vào khoản 2 Mục II Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT quy định mức phụ cấp khu vực như sau:
Phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung; mức 1,0 chỉ áp dụng đối với những hải đảo đặc biệt khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.
- Mức tiền phụ cấp khu vực được tính theo công thức sau:
Mức tiền phụ cấp khu vực = Hệ số phụ cấp khu vực x Mức lương cơ sở
- Đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân, mức tiền phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì theo công thức sau:
Mức tiền phụ cấp khu vực = Hệ số phụ cấp khu vực x Mức lương cơ sở x 0,4
Trong đó:
(1) Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
(2) Hệ số phụ cấp khu vực đối với từng địa bàn cụ thể được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005.
Tham khảo bảng tra cứu hệ số phụ cấp khu vực trên 63 tỉnh thành mới nhất: TẢI VỀ
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?