Hồ sơ đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 49/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị định 4/2023/NĐ-CP quy định:
Đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
...
4. Thủ tục cho phép tổ chức kiểm định tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp khi nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ nêu tại điểm a khoản 1 Điều này được khắc phục không quá thời hạn tối đa quy định tại điểm a khoản 2 Điều này:
a) Hồ sơ đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp gồm:
- Đơn đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp (Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này);
- Các tài liệu chứng minh tổ chức kiểm định đã khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
b) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức kiểm định gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp xem xét, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp quyết định cho phép tổ chức kiểm định tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có văn bản trả lời cho tổ chức đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và nêu rõ lý do;
5. Trường hợp tổ chức kiểm định bị đình chỉ do nguyên nhân nêu tại điểm b khoản 1 Điều này, trong thời hạn đình chỉ tổ chức kiểm định có văn bản cam kết không vi phạm nguyên nhân bị đình chỉ gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; hết thời hạn đình chỉ, tổ chức kiểm định được phép tiếp tục hoạt động trở lại. Nếu không có văn bản cam kết thì tổ chức kiểm định không được phép tiếp tục hoạt động trở lại.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp gồm:
- Đơn đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp Tại đây;
- Các tài liệu chứng minh tổ chức kiểm định đã khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Hồ sơ đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm những gì?
Nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 65 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Mục tiêu, đối tượng, nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
b) Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn nhất định của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
2. Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp.
3. Việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
b) Trung thực, công khai, minh bạch;
c) Bình đẳng, định kỳ;
d) Bắt buộc đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành hoặc nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, nghề phục vụ yêu cầu công tác quản lý nhà nước.
Theo đó, nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp là:
- Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
- Trung thực, công khai, minh bạch;
- Bình đẳng, định kỳ;
- Bắt buộc đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành hoặc nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, nghề phục vụ yêu cầu công tác quản lý nhà nước.
Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 143/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP quy định:
Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm:
1. Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 04 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Báo cáo đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 05 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Bản sao quyết định thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) của doanh nghiệp đối với trường hợp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác với nơi đặt trụ sở chính.
Theo đó, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
- Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu Tại đây
- Báo cáo đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu Tại đây
- Bản sao quyết định thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) của doanh nghiệp đối với trường hợp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác với nơi đặt trụ sở chính.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?