Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần bao gồm những giấy tờ gì?
- Để được bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần thì cần đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn được đào tạo theo lĩnh vực giám định pháp y được lập như thế nào?
Để được bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần thì cần đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp, không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp và đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
1. Trình độ chuyên môn
Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo quy định tại Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học phù hợp với mỗi lĩnh vực giám định, cụ thể:
a) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y:
Nhóm ngành đào tạo y học (trừ ngành đào tạo y học dự phòng) đối với người thực hiện giám định về lĩnh vực pháp y.
Nhóm ngành đào tạo dược học, ngành đào tạo hóa học đối với người thực hiện giám định pháp y về lĩnh vực độc chất.
Nhóm ngành đào tạo sinh học, sinh học ứng dụng đối với người thực hiện giám định pháp y về lĩnh vực y sinh.
Nhóm ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực giám định pháp y khác.
b) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần: là bác sĩ thuộc ngành đào tạo y đa khoa đã được cấp Chứng chỉ hoặc Giấy chứng nhận đào tạo chuyên môn về tâm thần từ 06 tháng trở lên tại cơ sở đào tạo có chức năng đào tạo chuyên ngành tâm thần; hoặc bác sĩ đã được cấp văn bằng đào tạo sau đại học chuyên khoa tâm thần (Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ nội trú, Thạc sĩ, Tiến sĩ).
...
Như vậy, để được bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần, cá nhân phải có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo quy định tại Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT phù hợp với mỗi lĩnh vực giám định, cụ thể:
- Bác sĩ thuộc ngành đào tạo y đa khoa đã được cấp Chứng chỉ hoặc Giấy chứng nhận đào tạo chuyên môn về tâm thần từ 06 tháng trở lên tại cơ sở đào tạo có chức năng đào tạo chuyên ngành tâm thần;
- Bác sĩ đã được cấp văn bằng đào tạo sau đại học chuyên khoa tâm thần (Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ nội trú, Thạc sĩ, Tiến sĩ).
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần bao gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần bao gồm những giấy tờ gì?
Tại Điều 4 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần
1. Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và danh sách trích ngang theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao chứng thực các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
Đối với các văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải được công nhận sử dụng tại Việt Nam theo hiệp định, thỏa thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc theo Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.
3. Bản sơ yếu lý lịch tự thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh màu chân dung 4cm x 6cm chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng, đóng dấu giáp lai và xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đào tạo hoặc Giấy xác nhận thời gian trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần phù hợp với trình độ chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Bản sao chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
6. Hai ảnh màu chân dung cỡ 2cm x 3cm chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng (để làm ảnh thẻ giám định viên).
Như vậy, cá nhân muốn đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần và danh sách trích ngang.
- Bản sao chứng thực các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần.
- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật theo mẫu quy định, đóng dấu giáp lai và xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đào tạo hoặc Giấy xác nhận thời gian trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y tâm thần phù hợp với trình độ chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo.
- Bản sao chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ.
- Hai ảnh màu chân dung cỡ 2cm x 3cm chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng (để làm ảnh thẻ giám định viên).
Mẫu Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn được đào tạo theo lĩnh vực giám định pháp y được lập như thế nào?
Hiện nay, Mẫu Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn được đào tạo theo lĩnh vực giám định pháp y được quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư 11/2022/TT-BYT, cụ thể:
Tải Mẫu Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn được đào tạo theo lĩnh vực giám định pháp y: Tại đây
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?