Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường gồm những gì?
Trường hợp nào người lao động thi công trên công trường không được bồi thường bảo hiểm?
Căn cứ quy định Điều 49 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như sau:
Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
b) Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.
c) Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công trường.
d) Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
đ) Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ định của bác sĩ được cấp phép).
e) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không bồi thường bảo hiểm người lao động công trường nếu rơi vào các trường hợp quy định trên do đó người lao động công trường cũng như nhà thầu thi công xây dựng cần lưu ý.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường gồm những gì?
Người lao động trên công trường được bảo hiểm nhiêu tiền?
Căn cứ quy định Điều 48 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về đố tượng áp dụng bảo hiểm như sau:
Đối tượng bảo hiểm
1. Đối tượng bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật.
2. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.
Như vậy, người lao động thi công trên công trường sẽ được nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo hiểm và giới hạn của bảo hiểm là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường gồm những gì?
Căn cứ Điều 53 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ bồi thường như sau:
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng lao động ký giữa người được bảo hiểm và người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảng chấm công.
b) Các văn bản yêu cầu bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có).
3. Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính):
a) Biên bản điều tra tai nạn lao động do cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật (nếu có). Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông và được xác định là tai nạn lao động thì phải có biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông do các cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật.
b) Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau: Giấy chứng nhận thương tích; Giấy ra viện; Giấy chứng nhận phẫu thuật; Hồ sơ bệnh án; Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y.
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên (nếu có).
d) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ của các cơ sở y tế chứng minh việc điều trị thương tật do tai nạn lao động của người lao động.
4. Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do bệnh nghề nghiệp:
a) Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại trong thời hạn quy định do cơ quan có thẩm quyền lập, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động phải có bản trích sao (nếu có).
b) Giấy ra viện (trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp) hoặc phiếu hội chẩn mắc bệnh nghề nghiệp; Hồ sơ bệnh án; Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử (trong trường hợp người lao động chết).
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên (nếu có).
d) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ của các cơ sở y tế chứng minh việc điều trị thương tật do bệnh nghề nghiệp của người lao động.
5. Tài liệu chứng minh các khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Theo quy định trên hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường:
- Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
- Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm
- Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính)
- Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do bệnh nghề nghiệp:
- Tài liệu chứng minh các khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?