Hình thức xử lý kỷ luật đối với ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp là gì?
Hình thức xử lý kỷ luật đối với ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp là gì?
Căn cứ tại Điều 33 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:
Kỷ luật
1. Tổ chức công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn vi phạm Điều lệ, nghị quyết và các quy định của Tổng Liên đoàn, thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật công minh, chính xác và kịp thời.
2. Hình thức xử lý kỷ luật
a. Đối với tổ chức công đoàn, tập thể ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp: khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
b. Đối với cán bộ công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
c. Đối với đoàn viên công đoàn: khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.
3. Thẩm quyền và thủ tục xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn các cấp, thực hiện theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
Theo đó, hình thức xử lý kỷ luật đối với ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp là khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
Hình thức xử lý kỷ luật đối với ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp là gì?
Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 29 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:
Ủy ban kiểm tra công đoàn
1. Ủy ban kiểm tra là cơ quan kiểm tra, giám sát của công đoàn do ban chấp hành công đoàn cùng cấp bầu ra và phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.
2. Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chịu sự lãnh đạo của ban chấp hành công đoàn cùng cấp và hướng dẫn, chỉ đạo của ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên. Ủy ban kiểm tra công đoàn chịu trách nhiệm trước ban chấp hành công đoàn cùng cấp về kết quả kiểm tra, giám sát do ủy ban kiểm tra công đoàn tổ chức thực hiện.
3. Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra do ban chấp hành công đoàn cùng cấp quyết định, gồm một số ủy viên trong ban chấp hành và một số ủy viên ngoài ban chấp hành; số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn cùng cấp tham gia ủy ban kiểm tra không vượt quá một phần ba (1/3) tổng số ủy viên ủy ban kiểm tra.
4. Nguyên tắc, thể lệ và hình thức bầu cử ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra như bầu cử ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành công đoàn, trong đó:
a. Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cấp nào, do ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra do ủy ban kiểm tra bầu.
b. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có dưới 30 đoàn viên thì cử 01 ủy viên ban chấp hành công đoàn làm công tác kiểm tra.
5. Khi mới thành lập, chia tách, sáp nhập, nâng cấp tổ chức công đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định ủy ban kiểm tra và các chức danh trong ủy ban kiểm tra lâm thời.
6. Nhiệm kỳ của ủy ban kiểm tra công đoàn theo nhiệm kỳ của ban chấp hành công đoàn cùng cấp.
7. Ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp khi nghỉ hưu, nghỉ việc chờ nghỉ hưu, thôi việc, thôi không là cán bộ công đoàn chuyên trách hoặc chuyển công tác đến đơn vị khác mà không thuộc cơ cấu tham gia ủy ban kiểm tra công đoàn thì đương nhiên thôi ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn, kể từ thời điểm nghỉ hưu, nghỉ việc chờ nghỉ hưu, thôi việc, thôi không là cán bộ công đoàn chuyên trách hoặc chuyển công tác ghi trong quyết định hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
8. Khi khuyết ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cấp nào, ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu bổ sung hoặc do công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định.
Theo đó, Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chịu sự lãnh đạo của ban chấp hành công đoàn cùng cấp và hướng dẫn, chỉ đạo của ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên.
Ủy ban kiểm tra công đoàn chịu trách nhiệm trước ban chấp hành công đoàn cùng cấp về kết quả kiểm tra, giám sát do ủy ban kiểm tra công đoàn tổ chức thực hiện.
Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp phải giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam của ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:
Nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp
1. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam đối với tổ chức công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
2. Kiểm tra, giám sát và kiến nghị xử lý kịp thời khi tổ chức, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn.
3. Kiểm tra, giám sát việc thu, phân phối, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế của công đoàn cùng cấp và công đoàn cấp dưới theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn.
4. Giám sát tổ chức công đoàn, ủy viên ban chấp hành, cán bộ công đoàn cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các quy định, quy chế của tổ chức công đoàn và quy định của Đảng, Nhà nước.
5. Tham mưu, xử lý kỷ luật tổ chức công đoàn, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi có vi phạm theo quy định.
6. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước và người sử dụng lao động giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, người lao động theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn đối với ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
Theo đó, Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam đối với tổ chức công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?