Hình thức gửi hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân là gì?
Hình thức gửi hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định:
Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân
1. Người có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó thường trú.
Người đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân phải có địa chỉ giao dịch.
2. Người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp và nộp lệ phí đăng ký hành nghề theo quy định của pháp luật. Hồ sơ gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân theo mẫu TP-QTV-04 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp yêu cầu người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân nộp Phiếu lý lịch tư pháp.
Trường hợp người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp thì xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này để đối chiếu.
Trường hợp người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp khi có yêu cầu thì xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
...
Theo đó, có 02 hình thức gửi hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân là gửi qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp.
Hình thức gửi hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân là gì?
Đối tượng nào không được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 9 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định:
Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân
...
4. Người đề nghị đăng ký được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản kể từ ngày được Sở Tư pháp quyết định ghi tên vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân chấm dứt việc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì phải gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp. Sở Tư pháp quyết định xóa tên Quản tài viên đó khỏi danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và báo cáo Bộ Tư pháp.
5. Những người sau đây không được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân:
a) Không đủ điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật phá sản;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật Phá sản;
c) Người đang bị cấm hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo bản án hay quyết định của Tòa án đã có hiệu lực.
6. Luật sư, kiểm toán viên được đồng thời hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
Theo đó, các đối tượng sau đây không được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân:
- Không đủ điều kiện hành nghề Quản tài viên.
- Thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
- Người đang bị cấm hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo bản án hay quyết định của Tòa án đã có hiệu lực.
Ngoài hành nghề theo tư cách cá nhân, Quản tài viên được hành nghề theo hình thức nào?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định:
Hình thức hành nghề của Quản tài viên
1. Các hình thức hành nghề của Quản tài viên bao gồm:
a) Hành nghề với tư cách cá nhân;
b) Hành nghề trong doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng cho doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Tại cùng một thời điểm, người có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên chỉ được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản ở một doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân.
3. Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Theo đó, ngoài hành nghề theo tư cách cá nhân, Quản tài viên được hành nghề theo hình thức hành nghề trong doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng cho doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?