Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức như thế nào?
- Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức như thế nào?
- Trách nhiệm thi hành quyết định khiếu nại của người bị khiếu nại như thế nào?
- Trách nhiệm công chức trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc như thế nào?
Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức như thế nào?
Theo quy định tại Điều 57 Luật Khiếu nại 2011 như sau:
Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính
1. Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật bao gồm:
a) Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai;
b) Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.
3. Trường hợp công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống bị kỷ luật buộc thôi việc mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai theo quy định tại Điều 50 của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Như vậy, đối với quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc:
- Trường hợp khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai;
- Trường hợp khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành.
Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm thi hành quyết định khiếu nại của người bị khiếu nại như thế nào?
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 124/2020/NĐ-CP về trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại của người bị khiếu nại như sau:
(1) Tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
- Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính:
+ Người bị khiếu nại phải ban hành quyết định mới thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định hành chính bị khiếu nại;
+ Áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và người có liên quan đã bị xâm phạm.
- Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại kết luận quyết định hành chính bị khiếu nại là đúng pháp luật:
+ Người khiếu nại phải chấp hành quyết định hành chính đó.
+ Trường hợp người khiếu nại không chấp hành thì người có thẩm quyền tổ chức việc cưỡng chế người khiếu nại thi hành quyết định hành chính đó.
+ Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính.
+ Người có thẩm quyền cưỡng chế phải xây dựng phương án tổ chức cưỡng chế đảm bảo hiệu quả, khả thi; chú trọng việc vận động, thuyết phục người bị cưỡng chế tự nguyện thi hành quyết định hành chính trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, tham gia quá trình cưỡng chế.
(2) Báo cáo cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 58 Luật Khiếu nại 2011 như sau:
Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật
1. Khi quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức làm việc có trách nhiệm công bố công khai quyết định giải quyết đến toàn thể cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đó; bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, khi quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật công chức có hiệu lực pháp luật, thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức làm việc có trách nhiệm:
- Công bố công khai quyết định giải quyết đến toàn thể cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đó;
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm công chức trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc như thế nào?
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 124/2020/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của người khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
1. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm (nếu có).
2. Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính được người có thẩm quyền kết luận là đúng pháp luật.
3. Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Theo đó, công chức khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm thi hành như sau:
- Nếu quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật thì phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình
- Nếu quyết định kỷ luật buộc thôi việc được kết luật là đúng pháp luật thì công chức chấp hành quyết định đó.
- Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?