Hiện nay ai có thẩm quyền miễn nhiệm trọng tài viên lao động?
Trọng tài viên phải đáp ứng tiêu chuẩn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
5. Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
Tiêu chuẩn Trọng tài viên
1. Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
b) Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
c) Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
2. Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:
a) Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
b) Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
3. Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.
Như vậy, để trở thành trọng tài viên cần đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn trên.
Có thể thấy, việc đặt ra tiêu chuẩn đối với trọng tài viên thương mại là cần thiết để đảm bảo tính công bằng, minh bạch, tăng độ tin cậy và sự chuyên nghiệp của trọng tài viên.
Ai có thẩm quyền miễn nhiệm trọng tài viên lao động?
Ai có thẩm quyền miễn nhiệm trọng tài viên lao động?
Căn cứ khoản 2 Điều 104 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về quản lý nhà nước đối với trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động, cụ thể như sau:
Quản lý nhà nước đối với trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm trọng tài viên lao động, thành lập Hội đồng trọng tài lao động;
b) Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng đối với trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại Nghị định này.
Theo đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền miễn nhiệm trọng tài viên lao động.
Trọng tài viên lao động hưởng tiền bồi dưỡng là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 103 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về chế độ đối với trọng tài viên lao động, cụ thể như sau:
Chế độ, điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
1. Trọng tài viên lao động được hưởng các chế độ:
a) Mỗi ngày thực tế nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập bằng chứng và tiến hành cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động theo phân công thì được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ).
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định áp dụng mức bồi dưỡng cao hơn mức quy định tại điểm này phù hợp với khả năng ngân sách địa phương;
b) Được cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi đang công tác tạo điều kiện bố trí thời gian thích hợp để tham gia Hội đồng trọng tài lao động, Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp;
c) Được áp dụng chế độ công tác phí quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời gian tham gia Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp;
d) Được tham gia tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do cấp có thẩm quyền tổ chức;
đ) Được khen thưởng theo quy định Luật Thi đua, khen thưởng về thành tích trong thực hiện nhiệm vụ của trọng tài viên lao động theo quy định;
e) Được hưởng các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó trọng tài viên lao động được hưởng các chế độ nêu trên, trong đó bao gồm tiền bồi dưỡng.
Mỗi ngày thực tế nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập bằng chứng và tiến hành cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động theo phân công thì được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng theo tháng được quy định như sau:
- Vùng 1: 4.680.000 đồng/tháng.
- Vùng 2: 4.160.000 đồng/tháng.
- Vùng 3: 3.640.000 đồng/tháng.
- Vùng 4: 3.250.000 đồng/tháng.
Theo đó tiền bồi dưỡng = 5% x [(4.680.000 + 4.160.000 + 3.640.000 + 3.250.000)/4] = 196.625 đồng/ngày
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định áp dụng mức bồi dưỡng cao hơn mức này phù hợp với khả năng ngân sách địa phương.
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?
- Chốt đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 hơn 15% là từ 1/7/2025 có đúng không?
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?