Hệ số lương của bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 2 hiện nay là bao nhiêu?
Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 2 có mã số chức danh nghề nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư liên tịch 36/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV quy định:
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật
1. Chức danh bảo vệ thực vật
a) Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng II - Mã số: V.03.01.01
b) Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III - Mã số: V.03.01.02
c) Kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV - Mã số: V.03.01.03
2. Chức danh giám định thuốc bảo vệ thực vật
a) Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng II - Mã số: V.03.02.04
b) Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng III - Mã số: V.03.02.05
c) Kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV - Mã số: V.03.02.06
3. Chức danh kiểm nghiệm cây trồng
a) Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng II - Mã số: V.03.03.07
b) Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III - Mã số: V.03.03.08
c) Kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV - Mã số V.03.03.09
Theo đó, bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 2 có mã số chức danh nghề nghiệp là V.03.01.01
Hệ số lương của bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 2 hiện nay là bao nhiêu?
Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 2 có nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 36/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BNNPTNT quy định:
Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng II - Mã số: V.03.01.01
1. Nhiệm vụ
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch, phương án kỹ thuật bảo vệ thực vật và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án tại địa bàn hoặc lĩnh vực được giao;
b) Chủ trì tổ chức điều tra, thu thập số liệu, thông tin, tổng hợp và phân tích các số liệu, thông tin đó, đánh giá tình hình, tổng kết rút kinh nghiệm về bảo vệ thực vật trong địa bàn hoặc lĩnh vực được giao; trên cơ sở đó đề xuất chủ trương, biện pháp bổ sung sửa đổi các quy trình, quy phạm kỹ thuật bảo vệ thực vật;
c) Tham gia bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật về bảo vệ thực vật; chủ trì việc tổ chức tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cấp trên xử lý những hành vi vi phạm các quy định đó;
d) Tham gia kiểm tra và giải quyết những tranh chấp, khiếu nại về chuyên môn nghiệp vụ bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực được giao khi có yêu cầu;
đ) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về bảo vệ thực vật cấp ngành, cấp nhà nước trong lĩnh vực được giao; triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về chuyên ngành bảo vệ thực vật;
e) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung, biên soạn tài liệu và tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ thực vật cho các hạng viên chức thấp hơn.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành bảo vệ thực vật
...
Theo đó, bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 2 có nhiệm vụ:
- Chủ trì xây dựng kế hoạch, phương án kỹ thuật bảo vệ thực vật và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án tại địa bàn hoặc lĩnh vực được giao;
- Chủ trì tổ chức điều tra, thu thập số liệu, thông tin, tổng hợp và phân tích các số liệu, thông tin đó, đánh giá tình hình, tổng kết rút kinh nghiệm về bảo vệ thực vật trong địa bàn hoặc lĩnh vực được giao; trên cơ sở đó đề xuất chủ trương, biện pháp bổ sung sửa đổi các quy trình, quy phạm kỹ thuật bảo vệ thực vật;
- Tham gia bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật về bảo vệ thực vật; chủ trì việc tổ chức tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cấp trên xử lý những hành vi vi phạm các quy định đó;
- Tham gia kiểm tra và giải quyết những tranh chấp, khiếu nại về chuyên môn nghiệp vụ bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực được giao khi có yêu cầu;
- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về bảo vệ thực vật cấp ngành, cấp nhà nước trong lĩnh vực được giao; triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về chuyên ngành bảo vệ thực vật;
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung, biên soạn tài liệu và tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ thực vật cho các hạng viên chức thấp hơn.
Hệ số lương của bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 2 hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 17 Thông tư liên tịch 36/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV quy định:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng II, giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng II, kiểm nghiệm viên cây trồng hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38);
b) Chức danh nghề nghiệp bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III, giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng hạng III, kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);
c) Chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV, kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV, kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
...
Theo đó, bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 2 có hệ số lương từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?