HDI là gì? HDI Việt Nam là bao nhiêu và chỉ số này có ảnh hưởng đến người lao động Việt Nam hay không?
HDI là gì?
Căn cứ Chỉ số phát triển con người (T1801) được hướng dẫn tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg và Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP có giải thích về khái niệm HDI Việt Nam cũng như phương pháp tính như sau:
Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: Sức khỏe (thể hiện qua tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh); tri thức (thể hiện qua giáo dục) và thu nhập (thể hiện qua tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người).
Chỉ số phát triển con người được tính theo công thức:
HDI là gì? HDI Việt Nam là bao nhiêu và chỉ số này có ảnh hưởng đến người lao động Việt Nam hay không?
HDI Việt Nam là bao nhiêu?
Trong Báo cáo Phát triển con người (HDR) toàn cầu 2021/2022 được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam công bố sáng 9/9/2022. Theo báo cáo, Chỉ số Phát triển con người HDI Việt Nam là 0,703 vào năm 2021, tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, lên vị trí 115/191 quốc gia.
Đây là nhận định của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) trong tại Lễ công bố Báo cáo Phát triển Con người (HDR) toàn cầu 2021/22, "Thời đại bất định, Cuộc sống bất an: Xây dựng tương lai trong một thế giới đang chuyển đổi" tại Việt Nam.
Việt Nam thuộc vào Nhóm Phát triển Con người Cao từ năm 2019. HDI dựa trên tổng thu nhập quốc dân trên đầu người, tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung binh, đưa ra một thước đo tổng quát về sự phát triển của con người.
Việt Nam đã đạt được tiến bộ ổn định trong cả ba khía cạnh của HDI kể từ những năm 1990. Tốc độ gia tăng HDI chậm lại trong thập kỷ qua, chủ yếu là do Việt Nam đã là nước giàu hơn với mức tuổi thọ và trình độ học vấn tương đối cao so với mức thu nhập.
Chỉ số Bất bình đẳng giới của Việt Nam, đo lường sự sụt giảm phát triển con người do bất bình đẳng giữa nam và nữ, tiếp tục được cải thiện vào năm 2021. GII của Việt Nam là 0,296, xếp hạng 71 trong số 170 quốc gia. GII xem xét sức khỏe sinh sản, trao quyền và sự tham gia vào lực lượng lao động.
Việt Nam thực hiện tốt các khía cạnh về giảm tỉ lệ tử vong mẹ, tăng tỉ lệ đi học của trẻ em gái, và phụ nữ tham gia lực lượng lao động, nhưng tỷ lệ đại diện của phụ nữ trong quốc hội vẫn còn thấp.
Về chỉ số PHDI -áp lực lên hành tinh: Việt Nam chỉ bị trừ 5.8%, do đó tăng 17 hạng so với nếu không điều chỉnh về áp lực lên hành tinh. Tuy nhiên thực ra, con số này được tính dựa trên lượng khí thải CO2/đầu người (theo sản xuất). Việt Nam bị trừ ít không có nghĩa là chúng ta đã làm tốt trong việc giảm khí thái CO2, mà chỉ là chúng ta không có nhiều ngành công nghiệp thải khí so với một số nước khác.
Xem chi tiết: https://www.undp.org/vi/vietnam/press-releases/viet-nam-co-the-khoi-phuc-da-phat-trien-con-nguoi-undp
Chỉ số HDI có ảnh hưởng đến người lao động Việt Nam hay không?
Căn cứ Chỉ số phát triển con người (T1801) được hướng dẫn tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg có đề cập như sau:
HDI nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 (0 ≤ HDI ≤ 1). HDI đạt tối đa bằng 1, thể hiện trình độ phát triển con người ở mức lý tưởng; HDI tối thiểu bằng 0, thể hiện xã hội không có sự phát triển mang tính nhân văn. Bảng xếp hạng phát triển con người của các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc các vùng, miền, địa phương, bộ phận dân cư trên địa bàn của một quốc gia, vùng lãnh thổ được phân thành 4 nhóm:
- Nhóm 1: Đạt mức rất cao với HDI ≥ 0,800;
- Nhóm 2: Đạt mức cao với 0,700 ≤ HDI < 0,800;
- Nhóm 3: Đạt mức trung bình với 0,550 ≤ HDI < 0,700;
- Nhóm 4: Đạt mức thấp với HDI < 0,550.
Theo qua các quy trịnh trên thì, chỉ số phát triển con người (HDI) có mối quan hệ tích cực với mức thu nhập của người lao động ở các khía cạnh sau:
+ HDI càng cao cho thấy nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao. Điều này có lợi cho việc nâng cao mức lương và thu nhập của người lao động.
+ HDI phản ánh trình độ nhân lực. Nhân lực càng có trình độ cao thì năng suất lao động càng tăng, thu nhập người lao động cũng được cải thiện.
+ HDI cao thể hiện chất lượng cuộc sống tốt hơn. Điều này khuyến khích người lao động yên tâm cống hiến và có động lực phấn đấu nâng cao kỹ năng để tăng thu nhập.
+ HDI cao đi kèm với môi trường pháp lý, chính sách ổn định và hỗ trợ người lao động. Đây là những yếu tố thuận lợi cho việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
Tuy nhiên, mối quan hệ này không phải là tuyến tính hoàn toàn. Nhiều yếu tố khác như chính sách tiền lương, mức độ đầu tư cho lao động... cũng ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động.
- Từ 1/7/2025, chính sách tăng lương hưu mới có hiệu lực sẽ thực hiện tăng lương hưu cho CBCCVC và người lao động có đúng không?
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Thống nhất mức tăng lương mới cho CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở là bao nhiêu?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?