Hành vi thu tiền môi giới người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị xử phạt như thế nào?

Hành vi thu tiền môi giới người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị xử phạt như thế nào? Bạn tôi đi làm việc tại Nhật Bản thông qua một công ty trung gian, bây giờ công ty ấy đòi thu tiền môi giới thì có đúng không? - Câu hỏi của chị Hương (TPHCM)

Hành vi thu tiền môi giới người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
..
8. Thu tiền môi giới của người lao động.
...

Như vậy, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không được thu tiền môi giới của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo quy định tại khoản 8 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định của pháp luật;
...
14. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
đ) Buộc doanh nghiệp dịch vụ trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 6, điểm a khoản 8 Điều này;

Và theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, hành vi thu tiền môi giới của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thể bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Đồng thời, buộc trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu trái pháp luật của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt khi có hành vi vi phạm quy định.

Thu tiền môi giới người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Hành vi thu tiền môi giới người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt khi doanh nghiệp dịch vụ thu tiền môi giới người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?

Theo khoản 3 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.

Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi thu tiền môi giới người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp dịch vụ.

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với thu tiền môi giới người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao lâu?

Theo Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...

Và theo quy định tại điểm khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
...

Như vậy, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi trên là 02 năm.

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cơ quan nào cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Lao động tiền lương
Khi nào cần đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập khi doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài?
Lao động tiền lương
Chi nhánh của doanh nghiệp dịch vụ được đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi đủ các điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Mẫu công văn đề nghị đổi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
Lao động tiền lương
Mẫu công văn đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản có nội dung gì?
Lao động tiền lương
Mẫu công văn đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan như thế nào?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được đơn phương thanh lý hợp đồng trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Hành vi đưa người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng làm công việc mát-xa tại nhà hàng có bị nghiêm cấm không?
Lao động tiền lương
Tổ chức tuyển chọn và thu tiền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bị xử phạt như thế nào?
Lao động tiền lương
Phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp trúng thầu gồm những nội dung nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
585 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào