Hà Tĩnh bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc trong năm 2023?
Hà Tĩnh bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc trong năm 2023?
Theo thông báo từ Cổng thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước đã đăng tải thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động theo Chương trình EPS đợt 1 năm 2023 tại một số địa phương.
Cụ thể, trong danh sách quận/huyện tạm ngừng tuyển chọn lao động có các quận/huyện của Hà Tĩnh là: Huyện Nghi Xuân và huyện Cẩm Xuyên.
Như vậy, người lao động thuộc các địa phương là Huyện Nghi Xuân và huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh sẽ không được tham gia xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS).
Bên cạnh đó, danh sách còn ghi nhận ngừng tuyển chọn lao động ở các tỉnh khác như sau:
- Hải Dương: Thành phố Chí Linh.
- Nghệ An: Thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên.
- Thanh Hóa: Huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa.
Trong thông báo cũng đề cập về lý do ngừng việc tuyển chọn lao động của các quận huyện này do có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 70 người trở lên và tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn từ 27% trở lên.
Việc tạm dừng tuyển chọn lao động không áp dụng đối với người lao động đăng ký dự tuyển ngành ngư nghiệp, người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS về nước đúng thời hạn và người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã tự nguyện về nước trong khoảng thời gian phí Hàn Quốc thực hiện miễn xử phạt.
Người lao động thuộc tỉnh nào bị cấm đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc?
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động xuất khẩu lao động?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 141/2005/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở khu vực, nghề và công việc mà pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước tiếp nhận lao động cấm.
2. Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài trái pháp luật.
3. Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động trái quy định của pháp luật.
4. Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc mà không đăng ký hợp đồng theo quy định của pháp luật.
5. Bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động.
6. Tự ý bỏ nơi đang làm việc theo hợp đồng lao động.
7. Không về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn quy định của nước sở tại.
8. Tổ chức, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động đình công trái pháp luật của nước sở tại.
9. Tổ chức môi giới, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ nơi làm việc theo hợp đồng lao động.
Như vậy, người lao động đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc nói chung và các quốc gia khác nói chung không được vi phạm các điều cấm nêu trên đồng thời phòng tránh các hành vi bị cấm của người đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài để hạn chế rủi ro, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Người đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc có được ở lại nước ngoài khi kết thúc hợp đồng không?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
...
2. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ sau đây:
...
g) Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
h) Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
i) Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Như vậy, theo quy định thì người lao động Việt Nam đi làm việc ở Hàn Quốc theo hợp đồng có nghĩa vụ về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động và không được phép ở lại Hàn Quốc.
Người lao động đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc được vay 100 triệu đồng để ?
Bên cạnh việc thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động theo Chương trình EPS đợt 1 năm 2023 tại một số địa phương.
Ngày 01/06/2023 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 16/2023/QĐ-TTg thực hiện hỗ trợ cho vay để ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng chính sách đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
Trong đó có chính sách hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc được vay 100 triệu theo Điều 3 Quyết định 16/2023/QĐ-TTg có quy định về mức cho vay như sau:
Ngân hàng nơi cho vay và mức vay
Người lao động được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi người lao động đăng ký thường trú, mức tối đa bằng mức tiền ký quỹ được thỏa thuận giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và không vượt quá 100.000.000 đồng.
Như vậy, người lao động vay tiền để đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc được vat vốn với mức tối đa bằng mức tiền ký quỹ được thỏa thuận giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và không vượt quá 100.000.000 đồng.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?