Gợi ý minh chứng đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông thế nào?
Gợi ý minh chứng đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông thế nào?
Tại khoản 3 Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
...
2. Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
3. Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định này và có các minh chứng xác thực, phù hợp.
Minh chứng đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông sẽ căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT.
Tuy nhiên, có thể tham khảo ví dụ về minh chứng chuẩn đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông được ghi nhận tại Phụ lục I ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT.
Xem chi tiết Phụ lục I ví dụ về minh chứng đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông: Tại đây
Xem thêm:
>>> Cách xóa minh chứng trên TEMIS khi đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như thế nào?
>>> Tổng hợp mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên các cấp như thế nào?
>>> Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên mầm non là mẫu nào?
>>> Phiếu lấy ý kiến của giáo viên về hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non là mẫu nào?
>>> Ngày bế giảng là ngày nào? Thời gian nghỉ hè của giáo viên kéo dài bao lâu?
>>> Thông tư 14 đánh giá chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông như thế nào?
Gợi ý minh chứng đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông thế nào?
Thực hiện đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông theo quy trình nào?
Tại khoản 1 Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1. Quy trình đánh giá
a) Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
b) Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
c) Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.
2. Xếp loại kết quả đánh giá
a) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức tốt;
b) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức khá trở lên;
c) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;
d) Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
Theo đó, thực hiện đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông theo quy trình sau:
- Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
- Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
- Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.
Đồng thời, việc xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông được xác định như sau:
- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT đạt mức tốt;
- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT đạt mức khá trở lên;
- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;
- Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông như thế nào?
Tại Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1. Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.
3. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.
Theo đó, chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông được quy định như sau:
- Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.
- Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.
- Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?