Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là mẫu nào?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là mẫu nào?
- Lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông dựa trên những tiêu chí nào?
- Việc lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện vào thời gian nào?
Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là mẫu nào?
Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông được sử dụng dành cho cấp tiểu học, cấp THCS và cấp THPT.
Các đơn vị và giáo viên có thể tham khảo ví dụ về Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông được ghi nhận tại Biểu mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT.
Tải Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông: Tại đây
Xem thêm:
>>> Cách xóa minh chứng trên TEMIS khi đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như thế nào?
>>> Tổng hợp mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên các cấp như thế nào?
>>> Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên mầm non là mẫu nào?
>>> Phiếu lấy ý kiến của giáo viên về hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non là mẫu nào?
>>> Ngày bế giảng là ngày nào? Thời gian nghỉ hè của giáo viên kéo dài bao lâu?
>>> Thông tư 14 đánh giá chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông như thế nào?
>>> Phiếu đánh giá chuẩn Phó hiệu trưởng mầm non là mẫu nào?
>>> Mẫu Biên bản đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên 2024 chuẩn nhất là mẫu nào?
Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là mẫu nào?
Lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông dựa trên những tiêu chí nào?
Căn cứ Biểu mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT, việc lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện dựa trên 15 tiêu chí sau:
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo
- Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo
- Tiêu chí 2: Phong cách nhà giáo
Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
- Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân
- Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Tiêu chí 5: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Tiêu chí 6: Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Tiêu chí 7: Tư vấn và hỗ trợ học sinh
Tiêu chuẩn 3. Năng lực xây dựng môi trường giáo dục
- Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường
- Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
- Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
- Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
- Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
- Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục
- Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
- Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Việc lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện vào thời gian nào?
Tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1. Quy trình đánh giá
a) Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
b) Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
c) Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.
2. Xếp loại kết quả đánh giá
a) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức tốt;
b) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức khá trở lên;
c) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;
d) Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
Theo đó, việc lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện sau khi giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?