Giỗ Tổ Hùng Vương 2024 người lao động được nghỉ hơn 01 ngày trong trường hợp nào?
Giỗ Tổ Hùng Vương 2024 là ngày mấy?
Mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hay còn được gọi là ngày Lễ hội Đền Hùng, ngày Quốc giỗ của Việt Nam.
Giỗ tổ Hùng vương 2024 là ngày 10/3 Âm lịch rơi vào thứ Năm ngày 18/4/2024 Dương lịch.
Giỗ Tổ Hùng Vương là một hoạt động mang tính truyền thống, có ý nghĩa giáo dục đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. Lễ hội Đền Hùng như là sự khẳng định tinh thần yêu nước, hướng về tổ tiên, hướng về cội nguồn, là động lực tinh thần góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân cùng vượt qua những gian lao, khắc nghiệt của chiến tranh, thiên tai, hoạn nạn...; củng cố niềm tin cho cộng đồng để cùng nhau hướng tới tương lai, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh hơn, to đẹp hơn.
Giỗ Tổ Hùng Vương 2024 người lao động được nghỉ hơn 01 ngày trong trường hợp nào?
Giỗ Tổ Hùng Vương 2024 người lao động được nghỉ hơn 01 ngày trong trường hợp nào?
Theo quy định pháp luật, về lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được đề cập trong điểm e khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
Vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong 1 ngày là ngày 10 tháng 3 Âm lịch.
Như vậy, theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 người lao động chỉ được nghỉ 1 ngày hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, người lao động vẫn có thể nghỉ nhiều hơn vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Nghỉ bù khi Giỗ Tổ Hùng Vương trùng với ngày nghỉ hằng tuần:
Bên cạnh đó, căn cứ tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó ngày nghỉ hằng tuần theo quy định của công ty trùng với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Dùng ngày nghỉ hằng năm
Căn cứ khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Theo đó, lịch nghỉ phép do người sử dụng lao động ban hành sau khi đã tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho họ biết. Người lao động được thỏa thuận với phía công ty để nghỉ phép hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Nếu công ty quy định mỗi tháng làm việc người lao động được hưởng 1 ngày nghỉ phép năm thì trường hợp những tháng trước đó mà người lao động còn ngày phép chưa nghỉ hoặc được công ty cho ứng trước phép của tháng sau thì có thể xin nghỉ thêm để kéo dài kì nghỉ lễ mà vẫn được hưởng nguyên lương,
Nghỉ việc riêng
Căn cứ khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc cho người lao động được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, nếu ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2024 trùng với ngày nghỉ việc riêng 03 ngày của người lao động thì người lao động có thể xin nghỉ hưởng nguyên lương như phải thông báo với người sử dụng lao động.
Nghỉ phép không hưởng lương
Căn cứ khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động còn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Tuy nhiên nếu nội quy công ty có quy định về việc không được xin nghỉ vào ngày liền kề trước hoặc sau ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương thì người lao động không được phép xin nghỉ vào những ngày này.
Do đó, nếu nội quy lao động của công ty không có quy định không cho phép người lao động xin nghỉ phép vào ngày liền kề trước hoặc sau ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương thì người lao động được phép sử dụng ngày nghỉ phép năm để vẫn được hưởng lương hoặc xin nghỉ phép không hưởng lương.
Người lao động nếu làm việc vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được trả lương bao nhiêu?
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, người lao động đi làm dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3) thì được hưởng mức lương như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?