Giày ủng an toàn yêu cầu bổ sung cho các ứng dụng đặc biệt với các ký hiệu tương ứng khi ghi nhãn theo TCVN 7652:2007 là gì?

Cho tôi hỏi yêu cầu bổ sung cho các ứng dụng đặc biệt với các ký hiệu tương ứng khi ghi nhãn cho giày ủng an toàn theo TCVN 7652:2007 là gì? Câu hỏi của anh Đ.K (Nghệ An).

Yêu cầu bổ sung cho các ứng dụng đặc biệt với các ký hiệu tương ứng khi ghi nhãn cho giày ủng an toàn theo TCVN 7652:2007 là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 6.1 Mục 6 TCVN 7652:2007 (ISO 20345: 2004) về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giày ủng an toàn có quy định như sau:

Các yêu cầu bổ sung có thể cần thiết cho giày ủng an toàn, tuỳ thuộc vào rủi ro có thể gặp tại nơi làm việc. Trong những trường hợp này, giày ủng an toàn phải tuân theo các yêu cầu bổ sung phù hợp và việc ghi nhãn tương ứng. đưa ra trong bảng 14.

Bảng 14 - Các yêu cầu bổ sung cho các ứng dụng đặc biệt với các ký hiệu tương ứng khi ghi nhãn

14

Xem chi tiết Bảng 14 Các yêu cầu bổ sung cho các ứng dụng đặc biệt với các ký hiệu tương ứng khi ghi nhãn: TẢI VỀ

Giày ủng an toàn yêu cầu bổ sung cho các ứng dụng đặc biệt với các ký hiệu tương ứng khi ghi nhãn theo TCVN 7652:2007 là gì?

Giày ủng an toàn yêu cầu bổ sung cho các ứng dụng đặc biệt với các ký hiệu tương ứng khi ghi nhãn theo TCVN 7652:2007 là gì?

Giày ủng nguyên chiếc cần thêm yêu cầu bổ sung gì?

Căn cứ theo tiểu mục 6.2 Mục 6 TCVN 7652:2007 (ISO 20345: 2004) về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giày ủng an toàn có quy định như sau:

Chống đâm xuyên

Xác định lực đâm xuyên

Khi giày ủng được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344; 2004), điều 5.8.2, lực cần để đâm xuyên qua đế phải không được nhỏ hơn 1 100 N.

Kết cấu

Lót chống đâm xuyên phải được lắp vào phần đế của giày ủng sao cho nó không thể tháo ra được nếu không phá hỏng giày ủng. Lót này không được nằm trên gờ mép của pho mũi an toàn hoặc bảo vệ và không được gắn vào pho mũi.

Kích thước

Kích thước của lót chống đâm xuyên được đo theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.8.1.

Trừ vùng gót, lót chống đâm xuyên phải có kích thước sao cho khoảng cách lớn nhất giữa đường gờ mỏng của phom và đường mép của lót (X) là 6,5 mm. Ở vùng gót, khoảng cách lớn nhất giữa đường gờ mỏng của phom và lót (Y) là 17 mm (xem hình 4).

Lót chống đâm xuyên phải có không quá ba lỗ có đường kính tối đa là 3 mm để gắn nó vào đế của giày ủng. Các lỗ này không được nằm ở vùng gạch chéo 1 (xem hình 4).

Các lỗ nằm ở vùng gạch chéo 2 không cần quan tâm (xem hình 4).

HÌNH 4

Chú giải

1 Đường mép của phần gờ mỏng của phom

2 Hình dạng thay đổi của lót

3 Lót

4 Vùng gót

5 Vùng gạch chéo 1

6 Vùng gạch chéo 2

L Chiều dài mặt trong của phần đế giày ủng.

Hình 4 - Vị trí của lót chống đâm xuyên

Độ bền uốn của lót chống đâm xuyên

Khi lót chống đâm xuyên của tất cả các loại giày ủng được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.9, phải không có vết nứt nào nhìn thấy được bằng mắt thường sau khi đạt 1 X 10 6 lần uốn.

Đặc tính của lót chống đâm xuyên

Độ bền ăn mòn của lót chống đâm xuyên bằng kim loại

Khi giày ủng làm hoàn toàn bằng cao su được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.6.1, lót chống đâm xuyên bằng kim loại không được có nhiều hơn năm chỗ bị ăn mòn, và diện tích mỗi chỗ không được lớn hơn 2,5 mm2. Khi lót chống đâm xuyên bằng kim loại của tất cả các loại giày ủng khác được thử theo phương pháp mô tả trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.6.3 thì nó không được có nhiều hơn năm chỗ bị ăn mòn, và diện tích mỗi chỗ không được lớn hơn 2,5 mm2.

Lót chống đâm xuyên không phải bằng kim loại

Lót chống đâm xuyên không bằng kim loại phải phù hợp với yêu cầu của EN 12568:1998, 5.2, phép đo lực tối đa sau khi được xử lý như mô tả trong EN 12568:1998, 7.1.5.

Đặc tính điện

Giày ủng dẫn điện

Khi đo theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.10, sau khi điều hoà trong môi trường khô (TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.10.3.3 a)), điện trở không được lớn hơn 100 kW.

Giày ủng chống tĩnh điện

Khi đo theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.10, sau khi điều hoà trong môi trường khô và ướt (TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.10.3.3 a) và b)), điện trở phải lớn hơn 100 kW và nhỏ hơn hoặc bằng 1 000 MW.

Giày ủng cách điện

Khi đo theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.11, giày ủng phải phù hợp với loại O hoặc loại OO.

Độ chịu đựng môi trường khắc nghiệt

Độ cách nhiệt của tổ hợp đế

Khi giày ủng được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004); điều 5.12, độ tăng nhiệt độ của bề mặt phía trên của đế trong không được lớn hơn 22 oC.

Không được có bất kỳ sự bóp méo hoặc làm giòn đế dẫn đến giảm chức năng của nó.

Chi tiết cách nhiệt phải được lắp trong giày ủng sao cho nó không thể tháo ra được nếu không phá hỏng giày ủng.

Độ cách lạnh của tổ hợp đế

Khi giày ủng được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.13, độ giảm nhiệt độ của bề mặt phía trên của đế trong không được lớn hơn 10 oC.

Chi tiết cách lạnh phải lắp trong giày ủng sao cho nó không thể tháo ra được nếu không phá hỏng giày ủng.

Độ hấp thụ năng lượng của vùng gót

Khi giày ủng được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.14, độ hấp thụ năng lượng của vùng gót không được nhỏ hơn 20 J.

Độ bền nước

Khi thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.15.1, vùng diện tích thấm nước tổng cộng sau 100 lần đi theo chiều dài máng nước không được lớn hơn 3 cm2 hoặc khi thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.15.2, không có hiện tượng thấm nước xảy ra sau 15 phút.

Bảo vệ xương bàn chân

Kết cấu

Chi tiết bảo vệ xương bàn chân được làm bằng vật liệu thích hợp và phải có hình dáng thích hợp sao cho khi va chạm thì lực tác động đươc phân bố trên phần đế, phần pho mũi và càng rộng trên vùng bàn chân càng tốt.

Chi tiết bảo vệ xương bàn chân phải được lắp vào giày ủng sao cho không thể tháo ra được nếu không phá hỏng giày.

Chi tiết bảo vệ xương bàn chân phải vừa với hình dáng của giày ủng ở bên trong và bên ngoài của bàn chân và phải được thiết kế sao cho không làm ảnh hưởng đến sự chuyển động bình thường của bàn chân.

Độ bền va đập của chi tiết bảo vệ xương bàn chân

Khi thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.16, khoảng hở tối thiểu tại thời điểm va đập phải phù hợp với các giá trị đưa ra trong bảng 15.

Bảng 15 - Khoảng hở tối thiểu khi va đập

Cỡ giày ủng

Khoảng hở tối thiểu sau va đập

mm


Hệ Pháp

Hệ Anh


≤ 36

≤ 31/2

37,0

37 và 38

4 đến 5

38,0

39 và 40

5 1/2 đến 61/2

39,0

41 và 42

7 đến 8

40,0

43 và 44

8 1/2 đến 10

40,5

≥ 45

≥ 10 1/2

41,0

Bảo vệ mắt cá chân

Khi thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.17, giá trị trung bình của kết quả thử phải không được lớn hơn 20 kN và không có giá trị đơn lẻ nào lớn hơn 30 kN.

Giày ủng an toàn cần đáp ứng yêu cầu đế ngoài theo TCVN 7652:2007 như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5.8 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7652:2007 (ISO 20345: 2004) về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giày ủng an toàn có quy định như sau:

Độ dày của đế ngoài không có vân

Khi xác định theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 8.1, độ dày tổng cộng của đế ngoài không có vân tại mọi điểm phải không được nhỏ hơn 6 mm.

Độ bền xé

Khi đế ngoài không phải bằng da được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 8.2, độ bền xé không được nhỏ hơn :

- 8 kN/m đối với vật liệu có tỉ trọng lớn hơn 0,9 g/cm3;

- 5kN/m đối với vật liệu có tỉ trọng thấp hơn hoặc bằng 0,9 g/cm3.

Độ bền mài mòn

Khi đế ngoài không phải bằng da, loại trừ loại làm hoàn toàn bằng cao su hoặc hoàn toàn bằng polyme được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 8.3, phần thể tích mất mát tương đối không được lớn hơn 250 mm3 đối với vật liệu có tỉ trọng bằng hoặc nhỏ hơn 0,9 g/cm3 và không được lớn hơn 150 mm3 đối với vật liệu có tỉ trọng lớn hơn 0,9 g/cm3.

Khi thử đế ngoài làm hoàn toàn bằng cao su hoặc hoàn toàn bằng polyme như mô tả trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 8.3, thể tích mất mát tương đối không được lớn hơn 250 mm3.

Độ bền uốn

Khi đế ngoài không phải bằng da được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 8.4, sự phát triển của vết rạn không được lớn hơn 4 mm trước khi đạt 30 000 chu kỳ uốn.

Độ thuỷ phân

Khi đế ngoài bằng polyuretan và đế có lớp ngoài cùng bao gồm polyuretan được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 8.5, sự phát triển của vết rạn không được lớn hơn 6 mm trước khi đạt 150 000 chu kỳ uốn.

Độ bền mối ghép các lớp bên trong

Khi thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.2, độ bền mối ghép giữa lớp ngoài hoặc lớp có vân đế và lớp đế liền kề không được nhỏ hơn 4,0 N/mm, trừ khi đế bị xé, trong trường hợp này độ bền mối ghép không được nhỏ hơn 3,0 N/mm.

Độ chịu nhiên liệu đốt lò FO

Khi thử theo TCVN 7651: 2007 (ISO 20344: 2004), điều 8.6.1, độ tăng thể tích không được lớn hơn 12 %.

Nếu sau khi thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 8.6.1, mẫu thử co lại quá 0,5 % thể tích hoặc tăng độ cứng hơn 10 đơn vị cứng Shore A, phải tiến hành thử thêm mẫu thử theo phương pháp mô tả trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 8.6.2 và sự phát triển của vết rạn không được lớn hơn 6 mm trước khi đạt 150 000 chu kỳ uốn.

Giày ủng an toàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Lót mặt của giày ủng an toàn cần ghi thông tin gì theo TCVN 7652:2007?
Lao động tiền lương
Giày ủng an toàn yêu cầu bổ sung cho các ứng dụng đặc biệt với các ký hiệu tương ứng khi ghi nhãn theo TCVN 7652:2007 là gì?
Lao động tiền lương
Phân loại ghi nhãn của giày ủng an toàn theo TCVN 7652:2007 là gì?
Lao động tiền lương
Đặc tính điện của giày ủng an toàn cần được cung cấp thông tin như thế nào?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn ghi đặc tính điện của giày ủng an toàn theo TCVN 7652:2007 như thế nào?
Lao động tiền lương
Giày ủng an toàn là gì? Yêu cầu cơ bản đối với giày ủng an toàn là gì?
Lao động tiền lương
Mũ giày ủng an toàn cần đáp ứng yêu cầu gì theo TCVN 7652:2007?
Lao động tiền lương
Đế trong và lót mặt của giày ủng an toàn cần đáp ứng yêu cầu theo TCVN 7652:2007 ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giày ủng an toàn
226 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giày ủng an toàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giày ủng an toàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào