Giấy phép lao động được cấp lại có thời hạn trong bao lâu?
Giấy phép lao động được cấp lại có thời hạn trong bao lâu?
Tại Điều 15 Nghị định 152/2020/NĐ-CP có quy định:
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
Như vậy, thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại được tính như sau:
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại = Thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp - Thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
Giấy phép lao động được cấp lại có thời hạn trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hạn của giấy phép lao động là bao lâu?
Tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời hạn của giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Theo quy định, thời hạn của giấy phép lao động tùy thuộc vào các trường hợp quy định trên nhưng không được quá 02 năm.
Phí cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài là bao nhiêu?
Tại Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC có quy định:
Căn cứ xác định mức thu phí và lệ phí
Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp.
1. Đối với các khoản phí
a) Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống và bù đắp chi phí cho hoạt động thu phí.
b) Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu (bao gồm: khu vực cửa khẩu biên giới đất liền và khu vực cửa khẩu cảng biển) là khoản thu đối với các đối tượng sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu để bù đắp chi phí duy tu, bảo dưỡng, duy trì điều kiện phục vụ hoặc tái tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu.
- Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, mức độ bù đắp chi phí duy tu, bảo dưỡng, duy trì điều kiện phục vụ hoặc tái tạo công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu để quy định mức thu phí phù hợp.
...
Như vậy, tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương mà Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp đối với trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
Ví dụ, tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 72/2016/NQ-HĐND về chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Dương có quy định như sau:
Phê chuẩn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Dương cụ thể như sau:
1. Đối tượng nộp lệ phí:
Người sử dụng lao động phải nộp lệ phí khi được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp, cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Mức thu lệ phí:
a) Cấp mới giấy phép lao động: 600.000 đồng/giấy phép.
b) Cấp lại giấy phép lao động: 450.000 đồng/giấy phép.
...
Theo đó, lệ phí cấp lại giấy phép lao động ở tỉnh Bình Dương là là 450.000 đồng/giấy phép.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?