Giáo viên trung học phổ thông hạng 1 yêu cầu kinh nghiệm làm việc như thế nào?
Giáo viên trung học phổ thông hạng 1 yêu cầu kinh nghiệm làm việc như thế nào?
Căn cứ theo Mục 1 Phụ lục 6 hướng dẫn mô tả vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong các trường trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có quy định như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | - Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông theo quy định. |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | - Có từ đủ 06 năm giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) hoặc tương đương theo quy định. - Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp bộ/ban/ngành/tỉnh trở lên; hoặc bằng khen từ cấp tỉnh trở lên; hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi từ cấp tỉnh trở lên. - Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. |
Phẩm chất cá nhân | - Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học phổ thông. - Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh. - Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. - Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo. |
Theo đó, Giáo viên trung học phổ thông hạng 1 yêu cầu kinh nghiệm làm việc như sau:
- Có từ đủ 06 năm giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) hoặc tương đương theo quy định.
- Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp bộ/ban/ngành/tỉnh trở lên; hoặc bằng khen từ cấp tỉnh trở lên; hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi từ cấp tỉnh trở lên.
- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Giáo viên trung học phổ thông hạng 1 yêu cầu kinh nghiệm làm việc như thế nào?
Giáo viên trung học phổ thông hạng 1 yêu cầu mối quan hệ công việc ra sao?
Căn cứ theo Mục 1 Phụ lục 6 hướng dẫn mô tả vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong các trường trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có quy định như sau:
- Bên trong
Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi | Quản lý trực tiếp | Các đơn vị phối hợp chính |
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn | Học sinh của các lớp được phân công chủ nhiệm, dạy học nói riêng; học sinh của trường trung học phổ thông nói chung. | Hội đồng trường; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học; tổ phục vụ các hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt. |
- Bên ngoài
Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính | Bản chất quan hệ |
Bộ Giáo dục và Đào tạo; các đơn vị thuộc Bộ. | Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục trung học phổ thông theo quy định. |
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. | Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục trung học phổ thông theo quy định. |
Ủy ban xã, phường, thị trấn; các trường trung học phổ thông khác. | Thực hiện nhiệm vụ triển khai Chương trình giáo dục trung học phổ thông; phát huy vai trò của nhà trường với cộng đồng. |
Các tổ chức, đoàn thể khác. | Huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể vào hoạt động dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường. |
Giáo viên trung học phổ thông hạng 1 có phạm vi quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo Mục 1 Phụ lục 6 hướng dẫn mô tả vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong các trường trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có quy định như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Quản lý học sinh đang học tại trường trung học phổ thông được giao quản lý. |
4.2 | Quản lý sổ sách đối với giáo viên theo quy định. |
4.3 | Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự phân công, hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường. |
Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 16/12/2023.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?