Giáo viên dự thi làm tổng phụ trách Đội giỏi có quyền khiếu nại về đánh giá của ban giám khảo không?
Giáo viên dự thi làm tổng phụ trách Đội giỏi có quyền khiếu nại về đánh giá của ban giám khảo không?
Căn cứ tại Điều 20 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 52/2012/TT-BGDĐT quy định:
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1. Trường hợp chưa đồng ý với đánh giá của ban giám khảo về từng nội dung thi và kết quả hội thi hoặc phát hiện gian lận, vi phạm pháp luật, giáo viên hoặc đơn vị có giáo viên dự thi có quyền khiếu nại với ban tổ chức hội thi hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Ban tổ chức hội thi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, trường hợp chưa đồng ý với đánh giá của ban giám khảo về từng nội dung thi và kết quả hội thi hoặc phát hiện gian lận, vi phạm pháp luật thì giáo viên dự thi có quyền khiếu nại với ban tổ chức hội thi hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Giáo viên dự thi làm tổng phụ trách Đội giỏi có quyền khiếu nại về đánh giá của ban giám khảo không?
Thành phần Ban giám khảo của hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi là ai?
Căn cứ tại Điều 14 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 52/2012/TT-BGDĐT quy định:
Ban giám khảo
1. Thành phần
a) Trưởng ban: Là trưởng ban tổ chức hoặc phó trưởng ban tổ chức hội thi;
b) Phó trưởng ban;
c) Các tiểu ban: Gồm các thành viên am hiểu, có kinh nghiệm hoặc có kiến thức về lĩnh vực công tác Đội và phong trào thiếu nhi, thực hiện việc đánh giá các nội dung theo quy định tại Điều 6 của Điều lệ này. Mỗi tiểu ban có một trưởng tiểu ban.
d) Thành viên ban giám khảo bao gồm:
Chuyên viên các phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường học;
Uỷ viên hội đồng đội các cấp;
Các chuyên gia về lĩnh vực công tác Đội và phong trào thiếu nhi (giáo viên các trường, trung tâm huấn luyện Đoàn Đội; cán bộ các ban của huyện Đoàn, tỉnh Đoàn; cán bộ nhà thiếu nhi huyện, tỉnh; giảng viên trường sư phạm tỉnh, giáo viên làm tổng phụ trách đội giỏi).
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên ban giám khảo
Đọc đánh giá sáng kiến kinh nghiệm, mô hình, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; coi thi và đánh giá các bài thi của giáo viên làm tổng phụ trách Đội theo lịch của ban tổ chức.
3. Quyền hạn và nhiệm vụ của trưởng ban giám khảo
a) Chịu trách nhiệm tổ chức, theo dõi, kiểm tra đôn đốc toàn bộ các hoạt động chấm thi;
b) Liên hệ thường xuyên với trưởng ban tổ chức hội thi để giải quyết các vấn đề phát sinh nếu trưởng ban giám khảo không phải là trưởng ban tổ chức hội thi;
c) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
...
Theo đó, thành phần Ban giám khảo của hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi bao gồm:
- Trưởng ban;
- Phó trưởng ban;
- Các tiểu ban: Gồm các thành viên am hiểu, có kinh nghiệm hoặc có kiến thức về lĩnh vực công tác Đội và phong trào thiếu nhi, thực hiện việc đánh giá các nội dung theo quy định. Mỗi tiểu ban có một trưởng tiểu ban.
- Thành viên ban giám khảo bao gồm:
+ Chuyên viên các phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường học;
+ Uỷ viên hội đồng đội các cấp;
+ Các chuyên gia về lĩnh vực công tác Đội và phong trào thiếu nhi (giáo viên các trường, trung tâm huấn luyện Đoàn Đội; cán bộ các ban của huyện Đoàn, tỉnh Đoàn; cán bộ nhà thiếu nhi huyện, tỉnh; giảng viên trường sư phạm tỉnh, giáo viên làm tổng phụ trách đội giỏi).
Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên ở mỗi cấp học theo quy định tại Điều lệ trường học hiện hành.
- Tham mưu cho hiệu trưởng về các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong phạm vi nhà trường.
- Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các chương trình hoạt động cho đội viên, học sinh trong nhà trường theo kế hoạch của ngành Giáo dục, chương trình công tác Đội và các phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội các cấp.
- Xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở Đội trong nhà trường theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; bồi dưỡng đội ngũ phụ trách chi đội và ban chỉ huy Đội các cấp.
- Phối hợp cùng các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Học tập, rèn luyện và tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác Đội và phong trào thiếu nhi do ngành Giáo dục, Hội đồng Đội các cấp tổ chức để nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ.
- Được bảo đảm các điều kiện để thực hiện các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?